08/09/2022
CỨ 4 PHỤ NỮ Ở ĐỘ TUỐI SINH NỞ THÌ CÓ ÍT NHẤT 1 NGƯỜI BỊ THIẾU MÁU DINH DƯỠNG
📌 Thiếu máu dinh dưỡng là tình trạng bệnh lý khi hàm lượng hemoglobin trong máu xuống thấp hơn ngưỡng quy định do thiếu hụt MỘT hay NHIỀU chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tạo máu, mà phổ biến nhất là sắt, acid folic và vitamin B12.
📌 Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng, 2️⃣5️⃣ - 3️⃣5️⃣% phụ nữ trong độ tuổi sinh nở ở Việt Nam bị thiếu máu dinh dưỡng, tỷ lệ này cũng rất cao ở nhóm trẻ em nhỏ (40-50%), và phụ nữ có thai (30-45%).
❓ TẠI SAO 3 nhóm đối tượng này lại có tỷ lệ mắc bệnh thiếu máu dinh dưỡng cao đến thế ❓
➖ Phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ thường bị thiếu hụt sắt theo chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng, đặc biệt là khi chu kỳ kinh nguyệt kéo dài (hay còn gọi là hiện tượng rong kinh).
➖ Phụ nữ mang thai có nhu cầu về các thành phần tạo máu cao gấp đôi người bình thường. Nguyên nhân là do trong khoảng thời gian mang thai, các thành phần tạo máu trong cơ thể mẹ sẽ được san sẻ sang cơ thể của con, giúp hình thành và phát triển thể chất, trí tuệ cho thai nhi một cách toàn diện.
➖ Trẻ em trong những năm đầu đời và ở tuổi dậy thì là 2 giai đoạn cơ thể phát triển rất nhanh, cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để đảm bảo có đủ năng lượng. Bên cạnh đó, trẻ được sinh ra bởi các bà mẹ bị thiếu máu trong thời kỳ thai nghén, hoặc không được nuôi bằng sữa mẹ, ăn bổ sung quá sớm cũng nằm trong nhóm này.
⛔ Mặc dù tỷ lệ mắc bệnh rất cao nhưng có một sự thật: đa phần chúng ta không biết mình bị thiếu máu cho đến khi được bác sĩ "bắt trúng bệnh".
⛔ Câu hỏi đặt ra ở đây là: Nếu nhiều người trong chúng ta vẫn "chung sống" một cách "tương đối hòa bình" với bệnh thiếu máu mà không mảy may hay biết về bệnh, thì thiếu máu dinh dưỡng có thực sự nguy hiểm hay không ❓ Và nguy hiểm đến đâu❓
-----------------------------------------------------------------------------
THIẾU MÁU DINH DƯỠNG CÓ NGUY HIỂM HAY KHÔNG - HÃY NHÌN VÀO 2 TIÊU CHÍ SAU:
1️⃣ Thứ nhất, ĐỐI TƯỢNG.
➖ Với các mẹ bầu thì không cần bàn cãi, thiếu máu dinh dưỡng nếu không phát hiện sớm sẽ gây những hậu quả vô cùng nặng nề. Mẹ bầu bị thiếu máu do thiếu sắt dễ bị sảy thai, nhau tiền đạo, nhau b**g non, cao huyết áp thai kì, tiền sản giật, ối vỡ sớm, băng huyết sau sinh, nhiễm trùng hậu sản, thậm chí nếu có xuất huyết hậu sản sẽ đe dọa đến tính mạng người mẹ. Đặc biệt, acid folic là thành phần rất quan trọng trong những tháng đầu của thai kì, thiếu hụt acid folic có thể gây dị tật ống thần kinh cho thai nhi (nứt cột sống, vô sọ,.. ) gây ảnh hưởng vĩnh viễn.
➖ Với trẻ em ở độ tuổi dậy thì, thiếu máu gây nên tình trạng thiếu oxy ở các cơ quan, đặc biệt là tim và não, khiến các em tiếp thu bài kém, kết quả học tập giảm sút, cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, hay ngủ gật, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng.
➖ Đối với trẻ dưới 2 tuổi, thiếu máu khiến trẻ bị chậm phát triển, suy dinh dưỡng, chậm biết ngồi, biết đi, chậm tăng cân và chiều cao. Trẻ bị thiếu máu từ trong bụng mẹ sẽ có chỉ số thông minh không cao; dù sau này được cung cấp đủ chất dinh dưỡng cũng khó phục hồi.
➖ Với phụ nữ nằm trong độ tuổi sinh nở, thiếu máu có thể khiến cho da dẻ kém tươi nhuận, thường xuyên mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, đãng trí, rối loạn kinh nguyệt. Nếu rối loạn kinh nguyệt kéo dài, chị em phụ nữ có thể phải đối mặt với nguy cơ vô sinh trong tương lai.
2️⃣ Thứ hai, MỨC ĐỘ NẶNG NHẸ.
Cùng một bệnh lý, nhưng mức độ nặng nhẹ của bệnh sẽ quyết định mức độ nguy hiểm mà người bệnh phải đối mặt.
➖ Nếu chỉ thiếu máu ở mức nhẹ, với một số triệu chứng không thường xuyên như đau đầu, chóng mặt, hay run rẩy thì người bệnh vẫn có thể duy trì cuộc sống sinh hoạt bình thường và chỉ cần bổ sung đúng loại vitamin thiếu hụt ở mức độ vừa phải.
➖ Ở mức độ nặng hơn, khi các biểu hiện bệnh xuất hiện nhiều hơn và nặng hơn, như đau đầu kéo dài, thường xuyên mệt mỏi, hay quên, người xanh xao, chóng mặt, thậm chí ngất sau khi hoạt động mạnh,... thì người bệnh cần phải cảnh giác hơn, bởi lúc này, bệnh gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống và có khả năng gây biến chứng, hoặc dẫn đến các bệnh lý khác nguy hiểm hơn.
➖ Ở một số trường hợp thiếu máu nặng, thiếu máu ác tính thì người bệnh có thể có nguy cơ cao mắc bệnh hiểm nghèo như yếu xương và ung thư dạ dày. Trong trường hợp này, người bệnh bắt buộc phải được điều trị theo lộ trình và theo dõi bởi bác sĩ.
❗ Tổng kết lại, đối với tình trạng thiếu máu, việc phát hiện và ngăn ngừa sớm là vô cùng quan trọng. Nếu phát hiện bất cứ dấu hiệu nào của chứng thiếu máu, bạn hãy tìm đến chuyên gia hoặc bác sĩ ngay để được tư vấn và điều trị, tránh khỏi những hậu quả đáng tiếc về sau.
.