Tâm An - Hương Thơm Tự Nhiên

Tâm An - Hương Thơm Tự Nhiên - Nhang sạch Trầm hương, Quế
- Chuỗi 108 hạt trầm hương, gỗ Hương
- Vòng tay gỗ hương, gỗ bách xanh

- Nhang sạch trầm hương 25k/hộp 100gram- Nhang sạch Quế 20k/hộp 100gram- Nhang trầm hương 200k/kg (2 ống )- Nhang Quế 15...
22/04/2024

- Nhang sạch trầm hương 25k/hộp 100gram
- Nhang sạch Quế 20k/hộp 100gram
- Nhang trầm hương 200k/kg (2 ống )
- Nhang Quế 150k/kg

Nhang sạch làm từ chất liệu thiên nhiên ko tẩm hóa chất, hương thơm dịu nhẹ, ít khói không gây ngạt, an toàn sức khỏe cho cả gia đình.

--> Giá trên chưa gồm ship

-------------------

Tâm An Vạn Sự An

☎️ 0793 268 168

NHANG TRẦM HƯƠNG LAN TỎA LÒNG THÀNHHương còn được hiểu là nhang. Nhang là cách người phật tử gửi gắm lòng thành của mình...
21/04/2024

NHANG TRẦM HƯƠNG LAN TỎA LÒNG THÀNH

Hương còn được hiểu là nhang. Nhang là cách người phật tử gửi gắm lòng thành của mình dâng lên chư Phật. Trong các loại hương dâng Phật, hương Trầm được suy tôn như mùi "hương của Niết-bàn". Khái niệm Niết-bàn khó có thể giải thích toàn vẹn. Có thể tóm gọn đó là mục tiêu chính yếu của Phật giáo. Và cũng là mục tiêu cuối cùng của người tu Phật. Vì lẽ đó, nói hương trầm là "hương của Niết-bàn" cho thấy đây là một mùi hương vô cùng tôn quý. Song, dùng nhang trầm hương để dâng lên Tam Bảo là cách phật tử thể hiện lòng tôn kính.

Văn hóa hương đi cùng nền văn minh nhân loại. Vượt qua nhiều giai đoạn, hương phát triển thành các hình thái khác nhau. Song, nhang trầm hương từ đó trở thành lựa chọn của nhiều phật tử. Dâng kính nhang trầm hương dần đã trở thành nền văn hóa đẹp của người Việt. Ngoài những hàm ý ẩn chứa trong làn khói tỏa nhẹ nhàng. Nhang trầm hương còn mang lại những lợi ích khác trong văn hóa Phật giáo.

-ST-

ƯU ĐÃI giảm chỉ còn  /hộp nhang trầm cây 500gram NHANG TRẦM HƯƠNG HOÀN TOÀN TỰ NHIÊN 🎁MUA 4 HỘP TẶNG 1 HỘP MIỄN PHÍ SHIP...
13/04/2024

ƯU ĐÃI giảm chỉ còn /hộp nhang trầm cây 500gram

NHANG TRẦM HƯƠNG HOÀN TOÀN TỰ NHIÊN

🎁MUA 4 HỘP TẶNG 1 HỘP MIỄN PHÍ SHIP
🎁MUA 2 HỘP MIỄN PHÍ SHIP
--------------
Kích thước: 4 tấc, 3 tấc
- Nhang 4 tấc(40cm) gồm 300 que/hộp
- Nhang 3 tấc( 30cm) gồm 400 que/hộp

Thành phần:
- Nguyên liệu trầm tự nhiên không hoá chất pha tẩm

Công dụng:
- Thanh lọc không khí, mang lại năng lượng tốt, mọi việc hanh thông, tĩnh tâm

Đặc điểm:
- Hương trầm dịu nhẹ, thanh ngọt, tạo bầu không khí ấm áp dễ chịu

AN TOÀN SỨC KHỎE - AN TÂM HẠNH PHÚC
--------------
NHANG SẠCH TÂM AN

☎️ 0793 268 168

Địa chỉ: 45/5 Song Hành, Trung Chánh, Hóc Môn, TpHCM

06/12/2023

NHANG TRẦM HƯƠNG KHÔNG TĂM

Nhang trầm hương không tăm là loại nhang có màu nâu đặc trưng. Sản phẩm này có nét riêng biệt hơn so với loại nhang truyền thống là loại nhang này sẽ không có que tăm trong kết cấu lõi. Bạn có thể hiểu theo một cách đơn giản hơn thì đây là loại nhang không có chân nhang. Do đó, khi châm nhang người dùng sẽ được cảm nhận một mùi hương trầm thật tinh khiết, thơm dịu và không hề dính bất cứ tạp chất nào.

Nhang trầm không tăm có tác dụng gì?

Thông thường, loại nhang không tăm sẽ được sử dụng để ứng dụng trong việc đốt hay xông nhang. Dưới đây là các công dụng tuyệt vời của sản phẩm này đã được ghi nhận từ người sử dụng:

- Kích thích tinh thần, giảm stress giúp cơ thể vui vẻ, tự tin hơn trong cuộc sống

- Thư giãn các dây thần kinh, làm giảm sự căng thẳng và mệt mỏi.

- Giúp thanh lọc không khí, khử các mùi hôi, khó chịu.

- Tạo hương thơm dịu nhẹ, lan tỏa giúp tỉnh táo tinh thần

- Đẩy lùi các khí độc, tạp khí, tà khí, mang lại nhiều may mắn đến cho gia chủ

- Hút vào nhà nguồn năng lượng tích cực, tạo điều kiện cho tài vận đến gia đình

- Tăng sự thành kính nơi thờ Đức Phật và gia tiên.

ST

Chuỗi trầm hương 108 hạt có tác dụng gì? Chuỗi trầm hương 108 hạt là một loại chuỗi hạt được tạo ra từ gỗ trầm hương và ...
09/10/2023

Chuỗi trầm hương 108 hạt có tác dụng gì?

Chuỗi trầm hương 108 hạt là một loại chuỗi hạt được tạo ra từ gỗ trầm hương và có độ dài 108 hạt. Chuỗi trầm hương thường được sử dụng để thực hành các nghi lễ tâm linh, đặc biệt là trong đạo Phật và các tôn giáo khác. Nó được coi là một vật phẩm linh thiêng và có thể giúp tăng cường sự tập trung và sự thấu hiểu trong các hoạt động tâm linh.

Ngoài ra, nó cũng được sử dụng để làm quà tặng cho những người yêu thích các vật phẩm tâm linh và có ý nghĩa đặc biệt trong việc tạo ra sự yên tĩnh và bình an.

Chuỗi trầm hương 108 hạt có tác dụng gì?

Chuỗi trầm hương 108 hạt được sử dụng trong nhiều nghi lễ tôn giáo và cũng được coi là một dụng cụ thiền tuyệt vời. Các tác dụng của chuỗi trầm hương 108 hạt bao gồm:

- Tạo cảm giác thư giãn: trầm hương có tác dụng giúp tạo cảm giác thư giãn và làm dịu tâm hồn.

- Tăng cường tập trung: Việc quay chuỗi trầm hương và tập trung vào từng hạt trên chuỗi có thể giúp tăng cường khả năng tập trung và tránh suy nghĩ phiền muộn.

- Giảm căng thẳng: Mùi trầm hương có tác dụng giúp giảm căng thẳng và lo lắng, giúp tâm trí được thư giãn.

- Tăng cường sự tĩnh tâm: Chuỗi trầm hương 108 hạt có thể giúp người sử dụng tăng cường sự tĩnh tâm và giảm sự dao động của tâm trí.

- Tạo cảm giác an yên: trầm hương có tác dụng giúp tạo cảm giác an yên và tinh thần thoải mái, giúp giảm stress và khích lệ tinh thần.



Long Hapata

Cứu khổ cho vuiCác đệ tử! Thường vui tu trì pháp thập thiện với các sanh vật, thường sanh khởi bi tâm, cứu vớt đau khổ; ...
08/10/2023

Cứu khổ cho vui

Các đệ tử! Thường vui tu trì pháp thập thiện với các sanh vật, thường sanh khởi bi tâm, cứu vớt đau khổ; thường sanh khởi từ tâm cho điều vui sướng. (Kinh Bát Nhã)

Đem của bố thí làm cho chúng sanh mến, đem pháp bố thí thường được thế gian kính trọng. Thí của được kẻ ngu mến, thí pháp được người trí trọng, thí của phá trừ cái nghèo cùng về của, thí pháp phá trừ cái nghèo cùng về công đức. Hai món thí này ai chẳng kính trọng. Cho của là cho vui hiện tại; cho pháp là cho vui Niết Bàn tương lai. Người có lòng bi hay thương tất cả chúng sanh, mà thương chúng sanh tức là thương mình vậy. (Luận Đại Trượng Phu)

Kẻ thuyết pháp cần tu 4 hạnh:

1. Học rộng nghe nhiều, năng giữ tất cả ngôn từ chương cú.

2. Quyết định khéo biết hành tướng sanh diệt của các pháp thế gian và xuất thế gian.

3. Phải được thiền định và trí huệ, tùy thuận các kinh pháp mà không tranh luận.

4. Chẳng thêm chẳng bớt, cứ đúng như Pháp mà nói. Luận Thập Trụ Tỳ Bà Ta

Thân tâm mình đã được giáo huấn rồi, lại đem dạy người, thời chẳng khó; nếu muốn dạy người trước phải dạy mình đã. (Kinh Phật Trị Thân)

Trước trừ ác mình, sau dạy người trừ; nếu mình chẳng trừ, mà dạy người trừ, đâu có lý vậy. Vậy nên Bồ Tát trước phải tự bố thí, trì giới, tri túc, cần hành, tinh tấn, nhiên hậu mới giáo hóa người. (Kinh Ưu Bà Tắc Giới)

Như vị Đại Thuyền Sư thường đem con thuyền vĩ đại, hạ giữa dòng chảy, chẳng đụng bên này, chẳng chạm bên kia, chẳng trụ giữa dòng, cứ thẳng tiến tới, không chút ngừng nghỉ.

Cũng thế, Bồ Tát lấy thuyền Ba la mật, ở trong dòng sanh tử, mà chẳng chán sanh tử, chẳng thủ Niết Bàn, mà cũng chẳng ở giữa dòng, là vì muốn khiến chúng sanh đạt đến bờ bên kia, nên không ngừng tay. Trong khoảng vô lượng kiếp, thường tu tinh tiến giáo hóa chúng sanh. (Kinh Hoa Nghiêm)

Nếu có Tỳ kheo vì người thuyết pháp mà tự suy nghĩ: “Ta vì kẻ kia thuyết pháp, khiến họ tin kính ta, sẽ cho ta rất nhiều vật uống ăn, áo mặc, nên ta thuyết pháp”, ấy là bất tịnh thuyết pháp. Trái lại Tỳ kheo vì người thuyết pháp, mục đích muốn người nghe chứng giải Phật Pháp, lìa các phiền não, trừ khổ hiện tại. Và có thể khiến kẻ nghe, nghe mình thuyết pháp, như thuyết tu hành, vì khiến người nghe lãnh hội được pháp, được nghĩa, được lợi, và được yên vui. Thuyết pháp như thế gọi là thanh tịnh từ bi thuyết pháp. (Kinh Trường A Hàm)

Ngài Phú Lâu Na thưa Phật rằng: “Bạch Đức Thế Tôn! Tôi đã được nhờ Thế Tôn giáo hóa; nay tôi muốn qua bên xứ Du Lô Na phía tây để hóa độ người bên ấy.”

Đức Phật hỏi: “Người dân xứ kia tính tình hung ác, dữ tợn, tệ bạo mà hay mắng chửi. Nếu ngươi bị họ làm dữ và mắng chửi, hủy nhục thì ngươi làm sao?”

Thưa: “Nếu đối trước mặt tôi mà họ tệ bạo như thế thì tôi tự nghĩ: họ còn hiền lành và có trí khôn, tuy làm dữ như thế mà chẳng cầm đá đánh đập.”

Phật hỏi: “Họ làm thế ngươi còn nhẫn được, chớ phỏng họ dùng đá đánh đập thì ngươi nghĩ sao?”

Thưa: “Nếu họ làm vậy tôi lại nghĩ rằng họ còn chút hiền lành và có trí khôn, nên chẳng dùng dao gậy.”

Phật hỏi: “Nếu họ dùng tới dao gậy ngươi làm cách nào?”

Thưa: “Nếu họ làm vậy tôi tự nghĩ họ vẫn còn hiền lành và có trí khôn, tuy là đánh chém, mà chẳng giết chết.”

Phật hỏi nữa: “Phỏng như họ giết chết ngươi, bấy giờ ngươi sẽ tính cách nào?”

Ngài Phú Lâu Na lại thưa Đức Phật rằng: “Bạch Đức Thế Tôn! Quả thật họ giết chết tôi, tôi lại nghĩ rằng họ cũng còn hiền lành và có trí khôn với tấm thân hủ bại này, họ làm chút phương tiện khiến cho tôi liền được giải thoát.”

Đức Phật khen ngợi: “Hay thay! Phú Lâu Na ngươi đã học được pháp nhẫn nhục; ngươi nay đủ sức qua ở bên xứ Du Lô Na mà giáo hóa nhơn gian. Ngươi nên đi ngay, qua bên ấy ngươi sẽ độ những kẻ chưa được độ, an ẩn những kẻ chưa được an ẩn, và những kẻ chưa được Niết Bàn độ cho họ được Niết Bàn.” (Kinh Tạp A Hàm)

Sau khi Ta nhập diệt các đệ tử phải truyền nhau mà tu hành pháp lợi mình lợi người, thời pháp thân Như Lai thường còn chẳng mất vậy. (Kinh Di Giáo)

Kẻ nói pháp, xem căn cơ của người nghe mà nói, họ nhất tâm nghe hiểu thấu vào trong nghĩa của lời nói, như khát được uống; và thấy kẻ nghe pháp buồn vui hỗn độn mới nên vì nói pháp. (Luận Trí Độ)

Bồ Tát biết chỗ sở tác của chúng sanh, biết nhơn duyên, biết tâm hành, và biết ưa thích của chúng mà nói pháp.

Với kẻ tham dục nhiều, nên nói pháp bất tịnh; với kẻ giận dữ nhiều, nên nói pháp đại từ; với kẻ ngu si nhiều, nên nói pháp siêng năng, quan sát các pháp; với kẻ ba món độc đều nhiều, nên dạy khiến thành tựu pháp môn trí huệ; với kẻ ưa vui sanh tử, nói pháp ba món khổ; với kẻ đắm chấp các thứ “có” nói pháp “không tịch”; với kẻ lười nhác, nói pháp đại tinh tấn; với kẻ ôm lòng ngạo mạn nói pháp bình đẳng; với kẻ nhiều dua dọc, nói pháp Bồ Tát tâm; với kẻ tâm tánh chất trực mà ưa vắng lặng, nên rộng vì nói các pháp khiến họ thành tựu Đạo quả. (Kinh Hoa Nghiêm)

Đức Phật bảo các đệ tử rằng: Cũng như thợ vàng lấy các thứ vàng, tùy ý muốn tạo thành các thứ trang điểm: như chuỗi anh lạc, vòng, thoa, kiềng mão…hình tướng tuy khác nhau nhưng chẳng ngoài vàng mà có.

Đức Như Lai cũng thế, chỉ lấy một Phật Đạo tùy thuận chúng sanh, mà phân biệt nói ra nhiều pháp. Như một thức phân biệt nói có sáu; một sắc phân biệt nói thành sáu; vì muốn giáo hóa chúng sanh nên phải phân biệt vậy. (Kinh Niết Bàn)

Tại thành Tỳ Da Ly, có ông cư sĩ tên Duy Ma Cật. Ông giỏi biện tài, có thần thông trí huệ đầy đủ, phương tiện thông suốt, trọn thành đại nguyện.

Vì hiểu rõ tâm xu hướng của chúng sanh, nên có thể phân biệt căn cơ lanh chậm. Ông vì mục đích muốn độ người nên mới dùng phương tiện ăn ở trong thành, giàu có của cải vô lượng, thường giúp các dân nghèo. Ông phụng trì giới cấm mà chẳng hủy phạm; thủ chí nhẫn nhục mà chẳng giận dữ, tinh tiến mà chẳng biếng nhác; nhứt tâm thiền định mà chẳng loạn ý; dùng quyết định trí huệ mà nhiếp phục kẻ vô trí.

Tuy là người tại gia mà tu luật hạnh Sa Môn thanh tịnh. Đọc các kinh sách ngoại Đạo mà lòng chánh tín chẳng sờn; học các sách thế gian mà ưa vui Phật pháp.

Hay dạo đi bốn cửa thành để lợi ích cho chúng sanh. Vào trong giảng đường, giảng dạy Đạo pháp; vào trong học hiệu, dạy dỗ trẻ em; vào trong dâm xá, chỉ rõ tội lỗi dâm dục; vào trong quán rượu, dạy dùng phải lẽ.

Khi tiếp các Trưởng giả, vì nói thắng pháp; tiếp cư sĩ khiến dứt tham đắm; nghinh tiếp vua chúa, giáo hóa nhẫn nhục, tiếp Bà La Môn, khiến trừ ngã mạn; tiếp quan Đại Thần giáo hóa chánh pháp; tiếp các Vương Tử dạy điều trung hiếu; tiếp các nội quan, diễn nói chánh pháp; tiếp xúc với thứ dân dạy nên tu phước lực…làm lợi ích chúng sanh rất nhiều.

Bấy giờ cư sĩ mới thị hiện bằng cách dùng phương tiện đau ốm; thế là quốc vương, đại thần, trưởng giả, cư sĩ…đều đến thăm bệnh. Nhơn đấy cư sĩ rộng vì thuyết Đại pháp cho các kẻ kia.

Bấy giờ Đức Phật hay tin Duy Ma Cật lâm bệnh, mới đòi Xá Lợi Phất đến bảo: “Người qua thăm bệnh cư sĩ?” Xá Lợi Phất thưa: “Tôi không dám đi, vì có một hôm nọ, lúc tôi đang ngồi thuyền định dưới cội đại thọ trong rừng, chợt cư sĩ đến bên tôi thình lình bảo: “Xá Lợi Phất! Hà tất phải ngồi thiền định nơi đây; lẽ phải ngồi thiền định cả Tam giới mà chẳng hiện thân ý; chẳng khởi diệt tận định mà hiện các oai nghi; chẳng bỏ Đạo pháp mà hiện sự việc phàm phu; đối với các kiến chấp chẳng bị lay động mà tu 37 phẩm trợ Đạo; chẳng dứt phiền não mà vào Niết Bàn. Làm được các việc như trên mới chính là ngồi yên trên Tòa mà thiền định.” Thưa Thế Tôn! Sau khi nghe Ông nói tôi không thể đáp được một câu, cho nên nay tôi không dám qua thăm bệnh.”

Đức Phật cho đòi các Ông: Mục Kiền Liên, Ca Diếp, Tu Bồ Đề, Phú Lâu Na, Ca Chiên Diên, A Na Luật, Ưu Bà Ly, La Hầu La và A Nan là 10 vị đại đệ tử cũng đều từ thác: “bất kham” vì đều đã bị những trường hợp tương tợ như Xá Lợi Phất.

Đức Phật lại cho mời Ngài Di Lặc đến, thì Di Lặc vẫn từ rằng: “Tôi cũng bất kham. Vì ngày trước, lúc tôi mới nói ba bậc bất thối chuyển thì cư sĩ Duy Ma Cật đến bảo: “Di Lặc! Tôi vừa nghe Ngài được Đức Phật thọ ký cho sẽ làm Phật. Vậy Ngài sẽ làm Phật vào đời nào? Quá khứ, vị lai hay hiện tại chăng? Xét ra quá khứ qua rồi, vị lai chưa đến, mà hiện tại thì chẳng trụ; như vậy ba đời đều tìm chẳng được. Hoặc là thọ cho vô sanh chăng? Nhưng vô sanh là chính vị, mà đã chính vị là trung ương thì đâu còn có thọ ký gì nữa? Hay là như tánh mà thọ ký chăng? Lại cũng không được, vì tất cả chúng sanh đều như tánh, cho nên khi Ngài được thọ ký thì tất cả chúng sanh cũng được thọ ký; tại sao? Vì tất cả chúng sanh là tướng Bồ Đề vậy. Nếu Ngài được Niết bàn, thì tất cả chúng sanh cũng được Niết bàn; tại sao? Vì tất cả chúng sanh rốt ráo vắng lặng là tướng Niết bàn, mà tướng ấy là bất sanh bất diệt rồi vậy.” Sau khi nghe ông thuyết một hồi, tôi cũng chẳng đối đáp gì được ráo, cho nên tôi cũng bất kham.”

Bấy giờ đức Phật cho đòi Ngài Văn Thù Sư Lợi đến và bảo thay Ngài đi qua thăm bệnh cư sĩ. Thì cả Đại chúng đều nghĩ rằng: Nay Văn Thù Sư Lợi cùng Duy Ma Cật gặp nhau chắc hai Đại sĩ sẽ đàm luận Đạo pháp nhiệm mầu. Thế là cả Đại chúng tùy tòng với Văn Thù mà vào Thành Tỳ Da Ly.

Thì cư sĩ đã biết trước ngài Văn Thù Sư Lợi thừa lệnh đức Phật sẽ đến thăm mình, nên ông cho những người nhà và thị giả đều lui hết; trong nhà trống trơn chẳng còn một vật gì cả, chỉ còn một chiếc giường đủ ông nằm thôi.

Cư sĩ vừa thấy ngài Văn Thù liền nói: “Văn Thù Sư Lợi! Là tướng chẳng đến mà đến, tướng chẳng thấy mà thấy!”

Ngài Văn Thù nói: “Cư sĩ! Đến rồi thì chẳng đến, đi rồi lại chẳng đi.” Rồi nhập đề: “Cư sĩ! Bị bệnh chi, có dễ chịu không? Đã có thuốc chi hay để trị không? Bệnh tăng hay giảm? Đó là lời ân cần của đức Thế Tôn gởi thăm Cư sĩ.” Và hỏi tiếp: “vậy chớ bệnh của Cư sĩ do đâu mà sanh?”

Đáp: “Bệnh tôi do ái mà sanh, vì tất cả chúng sanh bệnh nên tôi mới bệnh; nếu tất cả chúng sanh không bệnh thì bệnh tôi cũng lành. Xin mời Ngài xem: Bồ tát đâu chẳng phải vì chúng sanh mà vào sanh tử? Mà hễ ai vào sanh tử là phải bị tật bệnh. Nhưng, nếu chúng sanh không bệnh, Bồ tát cũng không tật bệnh gì. Ví như trưởng giả có một chút con trai, mà cậu con bị bệnh, thời ông bà trưởng giả kia cũng bệnh theo. Bệnh của Bồ tát là bởi lòng từ bi mà sanh. (Kinh Duy Ma Cật)

Bồ Tát thường hay tu phương tiện thắng trí mà biết được tâm của chúng sanh ưa muốn những gì, rồi tùy theo bệnh mà cho thuốc diệt trừ hết các bệnh, nghĩa là khiến chúng sanh thông suốt Phật pháp, gọi là Phương tiện ba la mật. Vì muốn khiến chúng sanh được lợi ích nên chẳng tiếc thân mạng, gọi là Thân cận ba la mật. Vì các chúng sanh nên đối với kẻ oan người thân bình đẳng nói pháp mầu nhiệm, khiến vào Phật trí, gọi là Chơn thật ba la mật ai trọn nên ba món sau đây, thì mới gọi là thành tựu Thiện xảo ba la mật (ba la mật là nghĩa: rốt ráo).

Dùng sức chánh trí có thể hiểu rõ tâm hành thiện, ác của chúng sanh mà vì nói pháp tương ưng khiến vào nghĩa sâu xa mầu nhiệm. An trụ Niết bàn rốt ráo, gọi là lực Ba la mật. Dầu hy sinh thân sống vì mục đích lợi lạc chúng sanh, gọi là thân cận Ba la mật. Đem sức Diệu trí mà giáo hóa chúng sanh tà kiến, khiến dứt ác nghiệp, chứng quả Niết bàn “thường, lạc”, gọi là chơn thiệt Ba la mật. Thành tựu 3 món này, mới là thành tựu trí lực Ba la mật. (Kinh Bát Nhã)

Bồ tát, hoặc khi làm vị Đế vương, lâm ngự đại quốc, oai đức trùm khắp, danh lừng cả thiên hạ, những kẻ oán địch thảy qui thuận. Mỗi khi ra mệnh lệnh, căn cứ nơi chánh pháp. Lấy một chiếc lọng che khắp muôn phương, ai thấy chẳng phục; chẳng dùng hình phạt, lấy đức cảm hóa. Nhà vua, hoặc vì cầu chánh pháp mà thuở nay chưa từng có, nên phải gieo mình dưới hầm lửa dữ; hoặc vì muốn hộ trì Như lai chánh pháp, nên đem thân chịu khổ sở mà vẫn đành lòng. Hoặc lắm khi vì cầu pháp cho đến một chữ một câu mà đã hay xả thí sự giàu sang khắp cả bốn biển chẳng chút lẫn tiếc. (Kinh Hoa Nghiêm)

BỐ THÍ…!!!Bố thí là hành động tốt đẹp mang lại hạnh phúc cho người cho lẫn người nhận.Bố thí là biểu hiện chân thật của ...
08/10/2023

BỐ THÍ…!!!

Bố thí là hành động tốt đẹp mang lại hạnh phúc cho người cho lẫn người nhận.

Bố thí là biểu hiện chân thật của tình thương: Không thể có tình thương ở đầu lưỡi mà phải có tình thương nơi đôi bàn tay dâng tặng.

Bố thí không những đem lại phước báo cụ thể mà nó còn là một phương pháp để tu tập những đức hạnh khác. Bắt đầu bằng công hạnh bố thí, người này sẽ buông xả những chấp trước dễ hơn, tâm quảng đại thêm lớn lòng tham mỏng nhạt dần.

Hãy tập bố thí từng chút và bạn sẽ cảm nghe tâm hồn mình thay đổi.

Bố thí giúp ta vui sướng tự tin và được nhiều phước quả. Bố thí quả thật là việc nên làm. Tuy nhiên một khi bố thí, giúp người, giúp đời thì ta không nên tiếc rẻ. Bố thí phải từ lòng nhân ái vị tha, không vì cầu được phước hay vì muốn có phước lành mà bố thí. Vì từ tâm mà bố thí nên không đắn do cân nhấc, so sánh lựa chọn thiệt hơn khi bố thí.

Bố thí không phải bắt buộc phải nhiều. “Của ít lòng nhiều” là câu nói của cổ nhân ta từ lâu nhắc nhở cho thấy của cho quan trọng ở tấm lòng. Bạn có ít thì cho ít, giúp ít, bố thí ít . Bạn có nhiều thì cho nhiều. Chính cái tấm lòng thương người cảm thông nổi khổ về người mình cho mới là cao cả và đáng giá. Do đó đừng cho rằng bố thí là việc của người giàu. Không có người giàu nào lại nghĩ rằng họ giàu có, họ đầy đủ, vì tâm họ luôn luôn cho rằng họ còn nghèo hơn kẻ khác…!!!

🌳HƯƠNG TRẦM🌳👍Tác dụng của hương trầm sạch :🌹Tạo nên hương trầm dịu nhẹ  thành kính dâng Phật và gia tiên.😘Hương trầm tha...
07/10/2023

🌳HƯƠNG TRẦM🌳

👍Tác dụng của hương trầm sạch :

🌹Tạo nên hương trầm dịu nhẹ thành kính dâng Phật và gia tiên.

😘Hương trầm thanh nhẹ lan tỏa trong không gian, không quá nồng hay gây dị ứng cho mũi.

🔥Khói nhang trầm hương có tăm mỏng, không gây ngạt hay cay mắt.

🧘Giúp thu hút năng lượng dương vào nhà bạn , tạo điều kiện cho tài khí , vận khí có thể bước chân đến gia đình bạn 🙏

Cho người là cho mình - góc nhìn khác về bố thíGNO - Người đệ tử Phật tùy duyên bố thí mọi lúc mọi nơi trong đời sống hà...
07/10/2023

Cho người là cho mình - góc nhìn khác về bố thí

GNO - Người đệ tử Phật tùy duyên bố thí mọi lúc mọi nơi trong đời sống hàng ngày. Bố thí ngoài mục đích cho người còn có ý nghĩa quan trọng là cho mình.

Hỏi: Tôi là Phật tử, hàng ngày tôi vẫn thực hành bố thí, thường cho những người ăn xin một ít tiền. Một hôm, có người trông không có vẻ cơ nhỡ đến xin ít tiền đi xe, tôi quyết định không cho vì nghĩ là anh ta đang lừa gạt. Sau đó, tôi cảm thấy không yên lòng, lỡ như người ta bị nạn (rơi ví hay bị trộm) khó khăn thật mà mình dửng dưng thì quá vô tâm. Tôi không biết quyết định của mình lúc ấy có đúng không? Mong quý Báo chỉ cho tôi cách ứng xử về bố thí đúng như pháp.

(THIỆN NĂNG, nangnl....com)

Bạn Thiện Năng thân mến!

Bố thí trong đạo Phật gồm ba phương diện: Tài thí là chia sẻ tài vật, tùy duyên mà cho. Pháp thí là chia sẻ giáo pháp, giúp người hiểu biết lời Phật dạy để làm lành, tránh ác. Vô úy thí là tìm cách mang lại sự bình an cho người. Người đệ tử Phật tùy duyên bố thí mọi lúc mọi nơi trong đời sống hàng ngày. Bố thí ngoài mục đích cho người còn có ý nghĩa quan trọng là cho mình.

Nguyên tắc cốt lõi của hạnh bố thí là tùy duyên, hoan hỷ, trí tuệ. Tùy duyên là duyên đến đâu làm đến đó. Cụ thể là có nhiều làm nhiều, có ít thì làm ít, không có thì thôi (trong tâm vẫn mong ước có điều kiện giúp đỡ). Hoan hỷ là trước, trong và sau khi bố thí đều vui vẻ, đẹp lòng. Trí tuệ là đúng người, đúng việc, mang đến lợi ích thiết thực.

Riêng về tài thí, ở đây chúng ta chỉ xét đến cách bố thí vụn vặt hàng ngày như mời người một ly nước hay chiếc bánh để ấm lòng. Vì mình đã chuẩn bị sẵn định mức cho bố thí hàng ngày, nên dù gặp bất cứ ai, hãy mở lòng, vô tư chia sẻ, không suy nghĩ gì hết. Thậm chí mình bị lợi dụng hay lừa gạt, trong trường hợp này cũng chẳng sao, vì đây là bố thí cho mình.

Hiện nay vì nhiều lý do mà mọi người phải cân nhắc, đắn đo khi bố thí, dù vật thí không lớn. Nếu không biết cách nuôi dưỡng thì tâm bố thí sẽ có ngày thui chột, dửng dưng với khó khăn, vô tâm với hoạn nạn, bàn tay mới chớm buông rồi lại nắm chặt. Nên cách bố thí vô tư này nhằm vun đắp tấm lòng rộng mở của mình vốn đã bị xói mòn theo gian dối cuộc đời.

Dĩ nhiên khi bố thí tài sản có giá trị lớn thì phải tìm hiểu kỹ, đúng người đúng việc; từ bi phải đi lền với trí tuệ, từ bi chính là trí tuệ.

Chúc các bạn tinh tấn!

Tổ Tư vấn Báo Giác Ngộ ([email protected])

Tính khí của bạn chính là phong thủy cuộc đời bạn"Điều tồi tệ nhất trên thế gian này, chính là một khuôn mặt tức giận; c...
07/10/2023

Tính khí của bạn chính là phong thủy cuộc đời bạn

"Điều tồi tệ nhất trên thế gian này, chính là một khuôn mặt tức giận; chuyện đau lòng nhất trên thế gian này là chưng ra khuôn mặt tức giận với người bên cạnh, nó còn khó chịu hơn cả bị đánh mắng gấp ngàn lần."

1. Tính khí của bạn, tiềm ẩn tài vận của bạn

Khu dân cư vừa mở thêm một siêu thị mới.

Thời gian đầu, vì tiện lợi nên mỗi ngày mở cửa ra đều đông kín người.

Nhưng lâu dần, tôi phát hiện ra, lượng người tới ngày một ít hơn.

Tôi nói chuyện này với mấy người hàng xóm, họ ngay lập tức ca thán.

- Trời lạnh, một chị hàng xóm đi siêu thị mua bánh mì và mấy đồ ăn vặt khác để ăn sáng ngày hôm sau, lúc trả tiền tại quầy, đồ ăn vặt không may rơi hết xuống đất, chị ấy vội vàng nhặt lên, miệng cũng xin lỗi rối rít.

Nhưng, ông chủ lại mặt nặng mày nhẹ: "Bà nhặt nhanh lên đi!."

Câu nói của ông chủ khiến chị ấy dù tâm trạng có muốn tốt cũng không thể tốt lên được. Đây không phải chuyện hiếm. Ông chủ siêu thị rất thường xuyên mặt nặng mày nhẹ với người tới mua hàng, dù đồ của siêu thị có nhiều tới đâu, có gần tới đâu, thì cũng chẳng ai muốn vừa mua hàng vừa phải nhìn cái khuôn mặt khó chịu đó cả.

Có người từng nói:

"Điều tồi tệ nhất trên thế gian này, chính là một khuôn mặt tức giận; chuyện đau lòng nhất trên thế gian này là chưng ra khuôn mặt tức giận với người bên cạnh, nó còn khó chịu hơn cả bị đánh mắng gấp ngàn lần."

Sự lạnh lùng, thờ ơ và tính khí khó chịu của bạn sẽ đẩy mọi người ra xa bạn hơn, sẽ đẩy cánh tay định đưa ra giúp đỡ bạn ra xa hơn, đẩy sự may mắn vốn dĩ sẽ thuộc về bạn ra xa hơn.

2. Tính khí của bạn, tiềm ẩn hạnh phúc và khổ đau của bạn

Tâm lý học có một hiệu ứng nổi tiếng gọi là "Hiệu ứng đá mèo" (kick the cat).

Một người cha ở công ty bị phê bình, về nhà nhìn thấy con trai đang chơi trên ghế sofa, bỗng nhiên "phát hỏa" mắng cậu con trai. Cậu con trai sau khi bị mắng tức giận chạy ra ngoài, vì bỗng dưng bị "giận cá chém thớt", là không có chỗ để trút, vừa hay nhìn thấy con mèo dưới chân, cậu bé liền đá cho con mèo một phát, con mèo rất đau, bỏ chạy ra phố. Lúc này vừa hay có một chiếc xe chạy tới, vì muốn tránh con mèo nên đã đâm vào cậu bé.

Vạn sự đều có nhân quả, cảm xúc cũng sẽ lan truyền.

Chú hàng xóm, có một đoạn thời gian luôn mang cục tức ở công ty về nhà trút lên vợ con, người vợ mở cửa cho chồng còn chưa kịp nói gì đã bị chồng tức giận mắng mỏ cho một trận.

Người vợ vừa tan làm về đã tất bật cơm nước, lại vô duyên vô cớ bị mắng nên cũng rất bực mình, việc nhà không muốn làm nữa, tự dưng cũng bực mình lên con cái.

Rồi cậu con trai nhìn bố mẹ tâm trạng không tốt, tâm trạng cũng không tốt theo, áp lực, bài tập cũng không muốn làm, không muốn ở trong nhà.

Đợt vừa rồi kết quả thi của cậu con trai vô cùng kém, thụt lùi đi rất nhiều.

Chú hàng xóm sau đó đã tự vấn lại bản thân, mấy hôm nay lúc về nhà đều trông thấy chú ngồi trong xe một lúc, tôi hỏi chú sao không lên nhà, chú nói chú muốn yên tĩnh một lúc, kiềm chế lại cảm xúc của bản thân, về nhà không tùy tiện trút giận lên vợ con nữa.

Hôm qua thấy cậu con trai cười rất vui vẻ, một cậu bé đi học với một tâm trạng vui vẻ, thành tích còn có thể không tốt ư?

Tức giận là bản năng, nhưng kiềm chế được cơn tức giận là bản lĩnh.

Khi bạn muốn "bùng nổ", hãy nhịn 10 giây.

Mỗi một lần bạn tức giận, là một lần bạn găm một cái đinh lên người thân của bạn, lời xin lỗi của bạn sau đó giống như rút đinh ra, nhưng, vẫn để lại đó một cái lỗ, thời gian có thể chữa lành tất cả, nhưng đừng quên, vết sẹo sẽ vẫn còn đó.

Nói chuyện tử tế với người nhà, là bổn phận của một người. Chúng ta luôn rất lịch sự với người ngoài, nhưng lại hay tức giận với người thân, đó là bởi người nhà quan tâm bạn, luôn bao dung bạn dù bạn có đối xử với họ ra sao.

Nhưng, đợi tới khi sự nóng nảy của bạn khiến người thân cũng không thể chấp nhận nổi nữa, vậy thì tất cả những gì bạn có lúc này sẽ chỉ còn là sự cô độc...

Người tính khí tốt, miệng có đức ắt có phúc; người tính khí xấu, miệng thiếu đức ắt không có phúc.

Tính khí của bạn chính là phong thủy cuộc đời bạn, là sự phù hộ cho cả đời may mắn.

Tâm tốt, hành vi tốt, cư trú chỗ nào phong thủy cũng đều tốtPhong thủy thay đổi theo tâm con người, chứ chẳng phải là co...
07/10/2023

Tâm tốt, hành vi tốt, cư trú chỗ nào phong thủy cũng đều tốt

Phong thủy thay đổi theo tâm con người, chứ chẳng phải là con người thay đổi theo phong thủy, chẳng có đạo lý này. Do đó những người nghiên cứu về phong thủy đã từng nói "Ðất phước người có phước ở, người có phước ở nơi đất phước".

Trước kia có người hỏi tôi biết coi phong thủy không?

Tôi nói ‘Tại sao ông lại nghĩ tới việc này?’.

Ông ta nói ‘Các vị Hòa Thượng có lẽ đều biết coi phong thủy’.

‘Tại sao vậy?’

‘Ngài coi những tòng lâm tự viện ở Trung Quốc đều được xây ở nơi phong thủy tốt nhất’, do đó ông ta cho rằng những vị Hòa thượng đều biết coi phong thủy.

Tôi nghe xong mới cười to và nói với ông ta: ‘Không phải là Hòa Thượng biết coi phong thủy, Hòa Thượng thật sự là không biết coi phong thủy. Tâm của Hòa thượng tốt lành, hành vi tốt lành, là người tốt, chỗ người tốt cư trú thì phong thủy không tốt cũng trở thành tốt, là nguyên do như vậy’.

Phong thủy thay đổi theo tâm con người, chứ chẳng phải là con người thay đổi theo phong thủy, chẳng có đạo lý này. Do đó những người nghiên cứu về phong thủy đã từng nói "Ðất phước người có phước ở, người có phước ở nơi đất phước", đất phước có phong thủy tốt, người không có phước báo, người bạc phước ở nơi đó chẳng được mấy ngày liền chết ngang vì họ không có phước! Lời này nói rất có đạo lý. Quan trọng nhất là bạn phải tu phước, khi bạn có thể tu phước thì tất cả đều chuyển đổi trở lại.

Ưu đãi giảm chỉ còn  /hộp nhang trầm cây 500gram NHANG TRẦM HƯƠNG HOÀN TOÀN TỰ NHIÊN 🎁MUA 4 HỘP TẶNG 1 HỘP MIỄN PHÍ SHIP...
07/10/2023

Ưu đãi giảm chỉ còn /hộp nhang trầm cây 500gram

NHANG TRẦM HƯƠNG HOÀN TOÀN TỰ NHIÊN

🎁MUA 4 HỘP TẶNG 1 HỘP MIỄN PHÍ SHIP
🎁MUA 2 HỘP MIỄN PHÍ SHIP
--------------
- Kích thước: 4 tấc, 3 tấc
Nhang 4 tấc(40cm) gồm 300 que/hộp
Nhang 3 tấc( 30cm) gồm 400 que/hộp
--------------
- Nguyên liệu trầm tự nhiên không hoá chất pha tẩm
- Mùi thơm ngọt dịu, không cay mắt

☎️ 0793.268.168

Vì sao có khi ta giúp người mà không được lợi ích?Cái đúng ở đây là chỉ khi chúng ta giúp người tốt, giúp điều lành, mới...
05/10/2023

Vì sao có khi ta giúp người mà không được lợi ích?

Cái đúng ở đây là chỉ khi chúng ta giúp người tốt, giúp điều lành, mới được quả lành là hạnh phúc. Nên ta thấy, luật Nhân Quả rõ ràng là đúng, nhưng trong luật Nhân Quả có những điểm tinh tế, đòi hỏi chúng ta phải vận dụng khéo léo, tỉnh táo nếu không sẽ rơi vào sai lầm.

Là đặt trường hợp có tên ăn trộm tới nói với ta: “Cho tui mượn cái thang leo lên, cái tường cao quá, ta nói: “Ờ được, để tui lấy”, tức là chúng ta cho tên ăn trộm mượn cái thang để hành nghề, đây cũng là việc giúp người nhưng lại sai với đạo lý.

Kết quả là tên trộm sẽ mắc nợ ta, còn quả báo của ta trong việc giúp đỡ này là không tốt. Cho nên câu nói trên hoàn toàn chưa đúng trong mọi trường hợp.

Cái đúng ở đây là chỉ khi chúng ta giúp người tốt, giúp điều lành, mới được quả lành là hạnh phúc. Nên ta thấy, luật Nhân Quả rõ ràng là đúng, nhưng trong luật Nhân Quả có những điểm tinh tế, đòi hỏi chúng ta phải vận dụng khéo léo, tỉnh táo nếu không sẽ rơi vào sai lầm.

Hoặc như có người nghe nói đến bố thí Ba La Mật là đem cho hết, nên đã cho sạch sẽ, gặp ai cũng cho,... thì chưa chắc đã đúng với ý nghĩa của bố thí Ba La Mật.

Vì sao? Chúng ta cùng xét ví dụ như sau để tìm ra câu trả lời: Vào ngày rằm tháng giêng, mọi người đi chùa hay gặp những người ăn xin nằm, ngồi la liệt trên đường, trong đó có người giả vờ băng bó rồi chấm thuốc đỏ lên, nói chung là đủ trò hết. Vì thực hành bố thí Ba La Mật nên ta cho hết, gặp ai cũng cho, đi vào cho, đi ra lại cho tiếp.

Trường hợp này, ta đã rất nhiệt tình làm phước nhưng vì không suy xét cẩn thận nên đã vô tình nuôi dưỡng, dung túng cho một điều tội lỗi. Những người phải đi ăn xin vì hoàn cảnh éo le, đáng thương thì tất nhiên là chúng ta nên giúp. Nhưng không phải người ăn xin nào cũng khổ thật sự, vì trong xã hội ngày nay tồn tại nhiều người lợi dụng lòng tốt của người khác để hành nghề ăn xin. Họ coi đó là một nghề và thu nhập của người làm nghề ăn xin rất cao, có khi hơn cả người khỏe mạnh lao động chân chính. Tiền xin được có khi họ dùng để đánh bài, nhậu nhẹt, cho vay và làm những điều tội lỗi, nên khi bố thí hay làm việc thiện chúng ta cũng cần phải xét lại tất cả.

Hoặc như việc phóng sinh cũng vậy. Bản chất của việc phóng sinh là từ bi, thiện lành, nhưng đến khi phóng sinh trở thành nhu cầu và bắt đầu phát sinh dịch vụ cung ứng thì việc làm này lại mang ý nghĩa khác. Giống như cuộc nói chuyện của một người đàn ông qua điện thoại với một người thường hay phóng sinh: “Rằm này bà có phóng sinh không? Bao nhiêu? Năm chục con à? Được, được. Để tôi đi bắt”.

Như vậy, việc tưởng như là làm phước không ngờ lại tiếp tay cho người tạo tội. Có thể thấy, nhân quả không thể hiểu một cách đơn giản, phải nhìn rất kỹ, phải hiểu rất sâu, vào từng ngõ ngách, trên mọi phương diện mới không mắc phải những nhận định chủ quan, sai lầm.

Ta không vội tin vào bất cứ điều gì mà phải xét lại hết tất cả, đó cũng là một phương pháp để chúng ta vượt ra ngoài mọi khuynh hướng, mọi thành kiến có sẵn mà đến gần được với đạo lý chân chính.

Nếu không đủ trí tuệ nhiều khi “giúp người” thành “hại người”“Vô ngã vị tha” là cách sống của người Phật tử, nhưng không...
05/10/2023

Nếu không đủ trí tuệ nhiều khi “giúp người” thành “hại người”

“Vô ngã vị tha” là cách sống của người Phật tử, nhưng không phải “vị tha quá mức” đến độ xen vào cuộc sống và duyên nghiệp của người khác.

Không nên rơi vào các quan niệm cực đoan, cho rằng “Sống mình chỉ cần lo cho mình thôi” hay cho rằng “Sống là phải lo cho mọi người, sống vì mọi người” đều là những nhận thức cực đoan. Khi giúp người cũng cần trọn vẹn quan sát và hiểu biết để rõ ràng trường hợp nào nên giúp, trường hợp nào không nên giúp.

“Vô ngã vị tha” là cách sống của người Phật Tử, nhưng không phải “vị tha quá mức” đến độ xen vào cuộc sống và duyên nghiệp của người khác. Ví như cha mẹ có nhiều tiền nên cho con sống thoải mái và sung túc nên đứa con luôn quen được dựa dẫm đùm bọc, lười biếng ỷ lại, khó mà nên người…

Trong cuốn "Đức Phật & Phật Pháp" có câu “phục vụ để hoàn toàn, hoàn toàn để phục vụ” - tức là muốn tu học tới chỗ hoàn hảo bằng cách phục vụ, mà khi hoàn hảo rồi cũng chỉ để phục vụ. Tuy nhiên hai chữ “phục vụ” này cũng không phải đơn giản, phục vụ cần có cả từ bi & trí tuệ. Nếu chỉ có tình thương mà không có trí tuệ thì nhiều khi “phục vụ” vô tình thành “làm hại” người khác. Như cha mẹ quá thương con, cho con sống đầy đủ thì sau này đứa con khó nên người, vì không thể sống tự lập mà chỉ biết nương tựa và sự dùm bọc của người khác.

Cuộc sống không cần mình cứ nai lưng làm lụng để nuôi người này người kia, mà chỉ cần mình luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người khi cần. Làm từ thiện là đúng, nhưng quan niệm phải làm từ thiện thế này hay thế kia lại là sai. Tâm thiện là tâm sẵn lòng tùy duyên tùy hoàn cảnh mà giúp đỡ người khác, nhưng cần sáng suốt rõ biết trường hợp nào cần giúp, trường hợp nào không cần giúp, vì biết rằng giúp đỡ họ chỉ làm họ sống lười biếng, ỷ lại.

Có những trường hợp rất tội, mẹ thương người em trai quá, nên người em trở nên hư hỏng, sống đàng điếm, cờ bạc. Cứ chơi hết tiền thì chỉ biết về xin mẹ. Hồi trẻ mẹ có tiền thì con cứ xin là cho, giờ về già bà hết tiền thì cầu con gái lớn. Người chị thì cứ nai lưng làm việc gửi tiền giúp mẹ, còn mẹ thì lại đem tiền cho người em, khiến người ấy đã hư hỏng càng hư hỏng thêm.

Vậy nên trong đời sống làm gì cũng phải đủ tỉnh táo và sáng suốt, làm từ thiện cũng vậy…

Address

45/5 Song Hành, Ấp Mỹ Hòa 1, Xã Trung Chánh, Huyện Hóc Môn, TpHCM
Ho Chi Minh City
732110

Telephone

+84793268168

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Tâm An - Hương Thơm Tự Nhiên posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Tâm An - Hương Thơm Tự Nhiên:

Videos

Share