Đồ Thờ Cao Cấp Tuấn Hùng

Đồ Thờ Cao Cấp Tuấn Hùng Contact information, map and directions, contact form, opening hours, services, ratings, photos, videos and announcements from Đồ Thờ Cao Cấp Tuấn Hùng, Souvenir Shop, 31 Nguyễn Đức Cảnh, Hai Phong.
(4)

Nam mô hạnh nguyện Quan ÂmĐài sen toả ngát chân tâm bồ đềNgọc bình cam lộ xả mêBiếc xanh nhành liễu quay về lạc bang  💮T...
19/04/2024

Nam mô hạnh nguyện Quan Âm
Đài sen toả ngát chân tâm bồ đề
Ngọc bình cam lộ xả mê
Biếc xanh nhành liễu quay về lạc bang


💮Tôn Tượng Quán Thế Âm Bồ Tát
✅Chất liệu : Đồng đúc
✅Y phục màu xanh ánh bạc, khảm ngọc
✅Đài sen thếp vàng 24k
✅Kích thước 44cm - 54cm
✅Sản phẩm nhập khẩu chính hãng
✅Xuất sứ Đài Loan
…………………………………..
Tham khảo chi tiết sản phẩm
Lh 0️⃣9️⃣0️⃣4️⃣ 5️⃣1️⃣9️⃣ 9️⃣1️⃣1️⃣
🏠 31Nguyễn Đức Cảnh - HP
🏠 40Trần Phú - HP
————————————

💮Tôn Tượng Quán Thế Âm Bồ Tát ✅Chất liệu : Đồng đúc ✅Y phục - đài sen thếp vàng 24k ✅Kích thước 44cm - 54cm✅Sản phẩm nhậ...
17/04/2024

💮Tôn Tượng Quán Thế Âm Bồ Tát
✅Chất liệu : Đồng đúc
✅Y phục - đài sen thếp vàng 24k
✅Kích thước 44cm - 54cm
✅Sản phẩm nhập khẩu chính hãng
✅Xuất sứ Đài Loan
…………………………………..
Tham khảo chi tiết sản phẩm
Lh 0️⃣9️⃣0️⃣4️⃣ 5️⃣1️⃣9️⃣ 9️⃣1️⃣1️⃣
🏠 31Nguyễn Đức Cảnh - HP
🏠 40Trần Phú - HP
————————————

💮Tôn tượng Tây Phương Tam Thánh 💮Tôn tượng -  Phật A Di Đà đứng giữa 💮Tôn tượng - Quan Thế Âm Bồ Tát (tay    phải cầm cà...
16/04/2024

💮Tôn tượng Tây Phương Tam Thánh
💮Tôn tượng - Phật A Di Đà đứng giữa
💮Tôn tượng - Quan Thế Âm Bồ Tát (tay
phải cầm cành dương liễu , tay trái cầm bình nước cam lồ.)
💮Tôn tượng - Quán Âm Thế Chí (tay cầm cành hoa sen )
- Mô tả :
✅Chất liệu : bột thạch anh .
✅Kích thước :cao 88cm ( tính cả lá đề sau lưng)
✅ ​Bộ Tượng Tây Phương Tam Thánh đứng đài sen đài sen dát vàng , hoạt tiết vẽ viền vàng tà áo
✅ Diện tượng đẹp, các chi tiết đường nét được thiết kế tỉ mỉ, tinh xảo .
✅Xuất sứ : Đài Loan
✅Chi tiết dưới comman ⬇️⬇️

💮 Kỷ niệm ngày Đức Phật xuất gia 💮 Mùng 8 tháng 2 ÂL🙏Chúng con xin tác lễ tu tập cảm niệm tán dương công đức xuất gia ca...
17/03/2024

💮 Kỷ niệm ngày Đức Phật xuất gia
💮 Mùng 8 tháng 2 ÂL
🙏Chúng con xin tác lễ tu tập cảm niệm tán dương công đức xuất gia cao quý vì hạnh phúc muôn loài của Đức Phật( Bồ tát Thái Tử Tất Đạt Đa)

🙏Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
🙏Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
🙏Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

💮Tôn tượng Di Lặc Bồ Tát   …………………………………..Tham khảo chi tiết sản phẩmLh   0️⃣9️⃣0️⃣4️⃣ 5️⃣1️⃣9️⃣ 9️⃣1️⃣1️⃣🏠  31Nguyễn Đứ...
26/02/2024

💮Tôn tượng Di Lặc Bồ Tát
…………………………………..
Tham khảo chi tiết sản phẩm
Lh 0️⃣9️⃣0️⃣4️⃣ 5️⃣1️⃣9️⃣ 9️⃣1️⃣1️⃣
🏠 31Nguyễn Đức Cảnh - HP
🏠 40Trần Phú - HP
————————————

💮Tôn tượng Thất Phật Dược Sư✔️Chất liệu : lưu li cao cấp✔️ Kích thước : 32cm - 42cm      ----------------------------📞 L...
24/02/2024

💮Tôn tượng Thất Phật Dược Sư
✔️Chất liệu : lưu li cao cấp
✔️ Kích thước : 32cm - 42cm
----------------------------
📞 Lh : 0904519911
☎️ -- 02253739857
🏠31 Nguyễn Đức Cảnh - Lê Chân - HP
40 Trần Phú - Ngô Quyền - HP

…………………………………..Tham khảo chi tiết sản phẩmLh   0️⃣9️⃣0️⃣4️⃣ 5️⃣1️⃣9️⃣ 9️⃣1️⃣1️⃣🏠  31Nguyễn Đức Cảnh - HP🏠   40Trần Phú -...
18/11/2023

…………………………………..
Tham khảo chi tiết sản phẩm
Lh 0️⃣9️⃣0️⃣4️⃣ 5️⃣1️⃣9️⃣ 9️⃣1️⃣1️⃣
🏠 31Nguyễn Đức Cảnh - HP
🏠 40Trần Phú - HP
————————————

💮Kính mừng ngày Bồ Tát Quán Thế Âm xuất gia cầu đạo 19 - 9 âm lịch.🙏Nguyện cho tất cả những ai khi nghe tin này khởi lên...
02/11/2023

💮Kính mừng ngày Bồ Tát Quán Thế Âm xuất gia cầu đạo 19 - 9 âm lịch.
🙏Nguyện cho tất cả những ai khi nghe tin này khởi lên lòng tôn kính luôn được hạnh phúc bình an,tâm thân an lạc !
🙏Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Linh Cảm Ứng Quán Thế Âm Bồ Tát!

15/10/2023
💮Kính mừng ngày vía Địa Tạng Vương Bồ Tát 30/7AL. 🙏 Kính chúc quý Phật tử, quý khách hàng cùng tu tập theo hạnh nguyện c...
14/09/2023

💮Kính mừng ngày vía Địa Tạng Vương Bồ Tát 30/7AL.
🙏 Kính chúc quý Phật tử, quý khách hàng cùng tu tập theo hạnh nguyện của Ngài. Để làm việc có ích cho đời, mang an vui cho người. Đón nhận về niềm an lạc, giải thoát trong cuộc sống .

Tháng 7 đã về  - mùa Vu Lan báo hiếu, mùa của những bông hoa hiếu hạnh toả ngát hương thơm ! Kính chúc quý vị và người t...
16/08/2023

Tháng 7 đã về - mùa Vu Lan báo hiếu, mùa của những bông hoa hiếu hạnh toả ngát hương thơm !
Kính chúc quý vị và người thân , tháng mới bình an, một mùa Vu Lan trọn tâm hiếu đạo, vạn sự hanh thông như ý.
🙏🙏🙏
Nam mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát
Nam mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát
Nam Mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát

💮 Bảy Lời Khấn Nguyện Mỗi Sớm Mai  🙏🙏🙏   —————————————————Giúp tâm trí bình an, thanh thản giữa dòng đời . Hãy nhắm mắt ...
12/08/2023

💮 Bảy Lời Khấn Nguyện Mỗi Sớm Mai
🙏🙏🙏
—————————————————

Giúp tâm trí bình an, thanh thản giữa dòng đời . Hãy nhắm mắt và cầu nguyện những điều tốt đẹp đến với bạn và những người thân yêu ……. ⬇️⬇️

06/08/2023

Quán Thế Âm Bồ Tát là tượng trưng của đại từ bi cứu khổ cứu nạn cho chúng sanh. Cành Thùy dương liễu ngài cầm trên tay là hiện thân cho sự nhẫn nại đức nhẫn nhục của ngài. Cành dương liễu tuy mềm yếu có thể lấy động trước gió nhưng vô cùng dẻo dai khó gãy rụng trong mưa gió . Tay bên Bồ Tát là bình tịnh thủy bên trong chứa nước cam lộ thanh tịnh rất ngọt và mát trong do hứng ngoài sương mà có. Nước cam lồ là tượng trưng lòng từ bi của Bồ Tát .
Chúng ta đang sống trong ngôi nhà lửa của tam giới ,ngọn lửa phiền não bùng cháy liên tục . Nếu không có giọt nước từ bi của Bồ Tát chan dải khắp mười phương thi chúng ta đã bị chết thiêu trong ngọn lửa phiền não rồi

Kính Mừng Ngày Quán Thế Âm Bồ Tát Thành Đạo 19/6 AL. Kính chúc toàn thể quý phật tử đạt được thành tựu sống theo hạnh ng...
05/08/2023

Kính Mừng Ngày Quán Thế Âm Bồ Tát Thành Đạo 19/6 AL.
Kính chúc toàn thể quý phật tử đạt được thành tựu sống theo hạnh nguyện Đức Bồ Tát .... Từ bi - Nhẵn nhịn - Lắng nghe!

💮Phật Quan Âm hoa sen _ bộ thờ đồng nguyên chất . ✅Chi tiết dưới comment ⬇️⬇️
17/07/2023

💮Phật Quan Âm hoa sen _ bộ thờ đồng nguyên chất .
✅Chi tiết dưới comment ⬇️⬇️

☸️ Mẹ Quán Thế Âm Bồ Tát Xuất sứ: Việt Nam
08/07/2023

☸️ Mẹ Quán Thế Âm Bồ Tát
Xuất sứ: Việt Nam

Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn
06/07/2023

Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn

☸️ Đức Phật A Di Đà
02/07/2023

☸️ Đức Phật A Di Đà

“Khi nhìn đời bằng một đôi mắt thiền, ta thấy nỗi bi thương đằng sau cơn giận, thấy trí tuệ đằng sau sự lặng im” ! —————...
23/06/2023

“Khi nhìn đời bằng một đôi mắt thiền, ta thấy nỗi bi thương đằng sau cơn giận, thấy trí tuệ đằng sau sự lặng im” !
——————————————————
☑️ Tác phầm
☑️ Hoàn thiện bởi nghệ nhân Việt Nam


🙏




Phật Đản về trong lòng con rạo rực Nhớ ơn Phật lòng tôn kính thiết tha Nguyện trọn đời nương theo chánh pháp Gieo nhân l...
19/05/2023

Phật Đản về trong lòng con rạo rực
Nhớ ơn Phật lòng tôn kính thiết tha
Nguyện trọn đời nương theo chánh pháp
Gieo nhân lành trên bước đường con qua !

Choé đắp nổi vẽ vàng ✍️các chi tiết vô cùng tinh xảo do nghệ nhân thực hiện .     >>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>Để tham khảo ch...
26/04/2023

Choé đắp nổi vẽ vàng ✍️các chi tiết vô cùng tinh xảo do nghệ nhân thực hiện .

>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>
Để tham khảo chi tiết sản phẩm
Lh - 0️⃣9️⃣0️⃣4️⃣5️⃣1️⃣9️⃣9️⃣1️⃣1️⃣
🏠 31Nguyễn Đức Cảnh - HP
🏠 40Trần Phú - HP
———————————

07/02/2023

🍃Ý NGHĨA MƯỜI DANH HIỆU CỦA MỘT ĐỨC PHẬT

Bất kỳ Đức Phật nào cũng có đủ mười danh hiệu, đó là:
NHƯ LAI, ỨNG CÚNG, CHÁNH BIẾN TRI, MINH HẠNH TÚC, THIỆN THỆ, THẾ GIAN GIẢI, VÔ THƯỢNG SỸ, ĐIỀU NGỰ TRƯỢNG PHU, THIÊN NHÂN SƯ, PHẬT THẾ TÔN.

Là người con Phật, chúng ta cần phải biết về danh xưng của Đức Phật để phát khởi tâm rung động chí thành khi nghe danh hiệu Ngài và trưởng dưỡng niềm tin sâu sắc vào bậc Thầy gốc của tất cả chúng sinh ở cõi Ta bà.
Hiểu về 10 danh hiệu của Đức Phật để trong từng phút giây của cuộc sống, chúng ta mới có thể dâng niềm tri ân lên Ngài và tin rằng Đức Phật chưa từng vắng bóng. Ngài vẫn tiếp tục trở lại với cuộc đời này dẫn dắt chúng sinh đi đến bến bờ giác ngộ. Chúng ta phát nguyện nương tựa Ngài, trong ánh từ quang của Ngài để cuối cùng trở về với Đức Phật trong mỗi người.

1 – NHƯ LAI

Trong hồng danh này, từ “Như” có nghĩa là bất động, bất biến, không thay đổi, từ “Lai” có nghĩa là đến. Như Lai có nghĩa là tuy Đức Phật đến với cuộc đời nhưng Ngài không hề rời tự tính bất động, luôn an trụ trong tâm bất động, bất biến, không thay đổi, song vẫn thường đến với cuộc đời để thực hiện vô vàn thiện hạnh lợi ích chúng sinh.

"Không từ đâu đến, chẳng đi về đâu, nên gọi là Như Lai” (Vô sở tùng lai, diệc vô sở khứ, cố danh Như Lai): Ý nghĩa này rất sâu xa khó hiểu nếu chúng ta chưa có khái niệm về Lý Bất nhị của nhà Phật. Phiền não và giải thoát, Ta bà và Tịnh độ thật sự chỉ là hai mặt tối - sáng của cùng một thực thể.
Vì tự thân của các pháp là Chân như, vì tất cả pháp đều là pháp thân thường trụ - không hình tướng mà trùm khắp và hằng tri hằng giác, nên không đến không đi, không sanh không diệt. Nhận ra pháp thân thường trụ và sống trọn vẹn bằng thân- tướng-không-tướng này, đó là sự giác ngộ tột cùng và viên mãn. Ngài là bậc Chánh Đẳng Chánh Giác đã chứng ngộ và đạt đến tịch diệt nên gọi là Như Lai.

Kinh Hoa Nghiêm, phẩm Nhập Pháp Giới có một đoạn nói về Như Lai: “Đức Như Lai chẳng phải đi, vì đã diệt hẳn thời gian không gian. Đức Như Lai chẳng phải đến, vì thể tánh vô sanh. Đức Như Lai chẳng phải sanh, vì pháp thân bình đẳng. Đức Như Lai chẳng phải diệt, vì không có tướng sanh. Đức Như Lai chẳng phải thiệt, vì an trụ pháp như huyễn. Đức Như Lai chẳng phải vọng, vì lợi ích chúng sanh. Đức Như Lai chẳng phải dời đổi, vì vượt khỏi sanh tử. Đức Như Lai chẳng phải hư hoại, vì tánh thường chẳng biến đổi. Đức Như Lai một tướng, vì đều rời ngôn ngữ. Đức Như Lai vô tướng, vì tánh tướng vốn không”.

2 – ỨNG CÚNG

Trong hồng danh này, “Ứng” có nghĩa là tương ứng hay ứng hợp, “Cúng” có nghĩa là cúng dàng. Như vậy Ứng Cúng có nghĩa là bậc xứng đáng được thọ nhận cúng dàng. Vì Đức Phật có A Tăng Tỳ kiếp tu hành các thiện hạnh, nên sự viên mãn từ bi, trí tuệ và phẩm hạnh của Ngài cũng giống như ruộng phước điền phì nhiêu màu mỡ, hạt giống công đức cúng dàng sẽ dễ nảy mầm, đơm hoa kết trái, ứng theo những mong nguyện tâm thành của chúng sinh khi dâng phẩm vật mà được tùy nguyện viên mãn.

Một bài kệ xưng tán Đức Thích Ca có đoạn :
Công viên quả mãn
Viên chứng Bồ đề
Trục loại tùy hình
Tế độ quần sanh.
Công hạnh của Ngài đã thành tựu viên mãn, sự giác ngộ đã toàn diện toàn triệt. Khi muốn giáo hóa chúng sanh, Ngài thị hiện bằng hình thức tương ứng để dễ bề tiếp cận và nhiếp phục. Nhưng dù ở hình thái chúng sanh nào, Ngài cũng nổi bật nhất, tài giỏi nhất, hoàn mỹ về mọi phương diện, nên luôn luôn được tôn kính quý trọng, xứng đáng được cúng dường.

3 – CHÁNH BIẾN TRI

"Chánh” là chân chánh; “Biến” là cùng khắp; “Tri” là sự thấy biết. Chánh Biến Tri là sự thấy biết như thật về tất cả các pháp trong cùng khắp pháp giới. Đây là khả năng của một bậc Đại Giác ngộ, bằng tuệ giác Bát nhã thấu triệt thật tướng của vũ trụ vạn loài. Sự thấy biết này không qua suy luận phân tích của ý thức nên không hề sai lạc và không bị ảnh hưởng bởi không gian và thời gian.

Sau bốn mươi chín ngày đêm thiền định dưới cội cây Tất Bát La, Đức Phật Thích Ca thấy rõ mọi pháp đều là tập hợp của các nhân và duyên. Không có pháp nào tự nó hình thành, mà phải nhờ những pháp khác không phải nó, với những điều kiện nhất định nào đó, mới có thể tạo nên nó. Ví như cái bàn, phải nhờ sự tập hợp của gỗ, đinh, công người thợ… sắp xếp phân bố theo một cách thức nào đó, mới được tạo dựng theo hình thức hiện có. Suy xét đến tận cùng, nó không có thực thể, chỉ là tạm có do các duyên hợp lại. Vì thế, tự tánh của nó là không. Tánh Không là tánh bình đẳng của tất cả các pháp, cũng là thật tướng của toàn thể vũ trụ nhân sinh, mà chỉ những bậc thực chứng qua công phu thiền quán mới thấu triệt được.

4 – MINH HẠNH TÚC

Các "Minh" là Thiên Nhãn Minh, Túc Mạng Minh, và Lậu Tận Minh. "Hạnh túc" nghĩa là bằng vào nguyện lực của chính mình, một vị Phật đã đạt đến viên mãn Túc và chân chánh thanh tịnh tất cả các Hạnh.
Và "Minh” là trí tuệ, là Trí đức. “Hạnh” là công hạnh độ sanh, là Hạnh đức, và “Túc” là đầy đủ. Một vị Phật luôn đạt đến viên mãn cả hai lĩnh vực Trí và Hạnh một cách hoàn hảo, tạo nên nhân cách kỳ vĩ của Ngài.

Tinh thần này được tượng trưng bằng ba hình ảnh chúng ta thường thấy thờ ở các chùa: Chính giữa tôn trí tượng Đức Phật Thích Ca, bên phải là Bồ tát Văn Thù, bên trái là Bồ tát Phổ Hiền. Bồ tát Văn Thù tượng trưng trí tuệ vô sư, còn gọi là Bát nhã trí hay Căn bản trí, tức trí tuệ do công phu tu hành mà có.
Bồ tát Phổ Hiền tượng trưng hạnh nguyện cứu độ tất cả chúng sanh hữu duyên. Đức Phật Thích Ca, từ thế giới lý tưởng đến cõi Ta bà giáo hóa chúng sanh, cần được sự phò tá của hai vị Đại Bồ tát. Bởi vì chúng sanh cang cường khó điều phục, tham đắm ngũ dục mà quên tánh giác sẵn có của chính mình, nếu không đầy đủ trí tuệ và lòng từ bi thì Đức Phật khó bề tiếp độ muôn loài.

5 – THIỆN THỆ

"Thiện Thệ" có ba ý nghĩa :
1) “Thiện” là khéo, “Thệ” là đi qua. Đức Phật là bậc Đại Giác ngộ đã khéo qua bờ bên kia, tức bờ giải thoát. Ngài không còn bị chi phối bởi quy luật sinh tử, chỉ vì nguyện lực cứu độ quần sanh nên thị hiện đến cõi Ta bà. Kinh Hoa Nghiêm nói, thế giới Ta bà được tạo dựng do thần-lực-hải của chư Phật, nguyện-lực-hải của chư Bồ tát và nghiệp-lực-hải của chúng sanh.

2) Thiện Thệ có nghĩa là đi đến chỗ vi diệu, là khéo đi qua và khéo an trú vào các Tam ma đề sâu xa, phát sinh trí tuệ nhiệm mầu. Tam ma đề là Định. Từ Định phát khởi trí huệ. Lộ trình Giới - Định - Huệ là lộ trình giác ngộ giải thoát mà người tu chúng ta phải cần hiểu rõ và trải qua.

3) Thiện Thệ còn gọi là Thiện Khứ, Thiện Giải, Hảo Thuyết. Thiện Khứ là khéo đi luôn qua bờ giác, không trở lại bờ sinh tử. Thiện Giải là khéo hiểu biết về tất cả pháp thế gian. Hảo Thuyết là thuyết pháp một cách vi diệu, có thể thuyết phục được mọi tầng lớp dân chúng.
Trong Kinh mô tả giọng nói của Đức Phật Thích Ca hùng hồn, vang xa có sức chấn động như tiếng hải triều âm, hội chúng đông đảo hàng ngàn người vẫn nghe rõ ràng lời dạy của Ngài. Đặc biệt là bài thuyết pháp nào của Đức Phật cũng đều có sức lôi cuốn, làm chấn động tâm thức người nghe, từ lúc bắt đầu, rồi đoạn giữa cho đến đoạn cuối cùng (gọi là Sơ thiện, Trung thiện và Hậu thiện). Thính chúng nghe Ngài thuyết giảng, nhiều người đã giác ngộ và đắc Thánh quả ngay tại pháp hội.

6 – THẾ GIAN GIẢI

"Giải” là hiểu biết. “Thế Gian Giải” là hiểu biết rành rẽ tất cả các công việc, sinh hoạt của thế gian. Đức Phật tuy sống trong môi trường thanh tịnh của người xuất gia, nhưng Ngài thông hiểu cặn kẽ và dạy bảo rất kỹ càng cho giới cư sĩ tại gia thuộc mọi giai cấp trong xã hội, từ cách cư xử giữa cha mẹ, vợ chồng, cha con, bè bạn, cho đến phương pháp mưu sinh; từ cách trị dân cho đến đường lối ngoại giao với các nước láng giềng…

Có thể nói, Đức Phật là người thông thái, uyên bác và đa tài, đa năng bậc nhất trên cõi đời này. Vì sao nói như thế? Các học giả, các nhà khoa học hàng đầu thế giới được người đời kính trọng vì kiến thức bác lãm. Nhưng thật ra, các vị chỉ có sự hiểu biết tường tận trong phạm vi chuyên môn của mình. Khoa học ngày càng tiến bộ, mức độ chuyên khoa hóa ngày càng thâm sâu, thì mỗi nhà nghiên cứu lại càng phải đầu tư trí tuệ vào một lĩnh vực duy nhất nào đó. Trong các lĩnh vực khác, họ chỉ hiểu biết rất ít, hoặc hoàn toàn không hiểu biết gì cả. Chỉ có Đức Phật, với trí tuệ siêu tuyệt, Ngài rành rẽ mọi phương diện từ vũ trụ đến nhân sinh, từ con người đến xã hội, từ sinh hoạt thể chất đến nhu cầu tinh thần. Ngài lại biết cách hòa đồng vào các tầng lớp dân chúng, nói tiếng nói của địa phương, tôn trọng phong tục tập quán của người bản xứ, dần dần khiến mọi người tin phục, tu theo đường lối của Ngài.

Nhà Phật chủ trương “bất biến - tùy duyên”. Bất biến là yếu chỉ công phu phải luôn phù hợp với chân lý tuyệt đối. Tùy duyên là uyển chuyển theo đối tượng, tùy trình độ căn cơ của từng người mà có phương tiện giáo hóa thích hợp. Tinh thần tùy duyên càng được thực hiện trọn vẹn khi người thầy càng thông hiểu thế sự, càng có kiến thức quảng bác về thế giới và xã hội chung quanh.

7 – VÔ THƯỢNG SỸ

Vô Thượng Sĩ là người trí thức cao tột, là bậc Thầy không ai sánh được. Danh hiệu này chỉ dành tôn xưng cho Đức Phật.

Bài kệ xưng tán Đức Phật có bốn câu như sau:
Thiên thượng thiên hạ vô như Phật
Thập phương thế giới diệc vô tỉ
Thế gian sở hữu ngã tận kiến
Nhất thiết vô hữu như Phật giả.
Tạm dịch :
Trên dưới trời chẳng ai bằng Phật
Mười phương thế giới không ai hơn
Chính con nhìn khắp thế gian này
Tất cả không ai như Đức Phật.

Vì sao Đức Phật có trí tuệ siêu xuất không ai có thể so sánh nổi? - Kiến thức của thế gian là sự gom góp vay mượn từ bên ngoài, từ kinh nghiệm của người khác, nên chỉ có tính cách tương đối và thay đổi theo thời gian - không gian. Trí tuệ của Bậc Giác ngộ là trí không nhờ người khác mà được, chỉ do công phu thiền định phát sinh, nên thấu triệt và trùm khắp mọi sự vật hiện tượng. Bằng tâm định tĩnh nhưng hằng giác, Đức Phật đã thấy - chứ không phải suy luận - tận cùng bản chất các pháp, nên những lời dạy của Ngài đều là chân lý muôn đời, bất di bất dịch. Đức Phật là bậc trí tuệ toàn tri, thấu đạt vạn pháp nên chúng ta tôn xưng Ngài là “Vô Thượng Sĩ”.

8 – ĐIỀU NGỰ TRƯỢNG PHU

“Điều Ngự” có nghĩa là điều phục ngự chế. “Trượng Phu”, về hình tướng thì chỉ phái nam, về nội dung là nói chung những người có tâm hồn quảng đại và có ý chí xuất trần. Danh hiệu này dùng tôn xưng Bậc trượng phu có khả năng điều phục ngự chế phiền não vô minh cho tất cả chúng sanh.

Chúng ta tôn vinh Đức Phật là Bậc Trượng Phu, vì Ngài có đủ ba đức tính Đại Trí - Đại Bi - Đại Hùng, kết thành nhân cách vĩ đại của một vị Phật. Đại Trí là trí tuệ vô sư siêu tuyệt thế gian (Bát Nhã); Đại Bi là lòng thương chúng sanh vô hạn, ra vào sáu nẻo không biết mệt mỏi để cứu độ muôn loài; Đại Hùng là sức mạnh tinh thần vô biên, chiến thắng hết thảy nội ma và ngoại ma, trong đó những ma chướng bên trong là hung hãn và khó trị nhất.

Bài sám Quy mạng có bốn câu đề cập đến danh hiệu này:
Quy mạng thập phương Điều ngự sư
Diễn dương thanh tịnh vi diệu pháp
Tam thừa Tứ quả giải thoát Tăng
Nguyện tứ từ bi ai nhiếp thọ.
Tạm dịch :
Quy y Điều ngự khắp mười phương
Diễn bày pháp vi diệu thanh tịnh
Chúng sanh chứng Tam thừa Tứ quả
Nguyện các Ngài từ bi thương xót.

“Tam thừa” là Thanh văn - Duyên giác và Bồ tát thừa. “Tứ quả” là bốn quả vị của Thanh Văn, gồm Tu-đà-hoàn (Sơ quả), Tư-đà-hàm (Nhị quả), A-na-hàm (Tam quả) và A-la-hán (Tứ quả), nhờ tu pháp Tứ Diệu Đế mà chứng ngộ. Chúng sanh nhờ Đấng Điều Ngự khắp mười phương hoằng truyền chánh pháp, một lòng quay về nương tựa các Ngài tu tập, chứng các quả Thánh, giải thoát phiền não và ra khỏi nhà Tam giới.

9 – THIÊN NHÂN SƯ

Đức Phật là bậc Thầy vĩ đại của Trời và người. Trong Kinh có kể, Ngài thường hóa thân lên các cõi trời thuyết giáo cho chư Thiên. Trong pháp hội của Ngài ở thế gian, giữa chúng Tỳ kheo và cư sĩ, thường có chư Thiên hiện diện để bảo hộ Ngài và cùng nghe pháp.

Đối với loài người, Đức Phật dạy rất đầy đủ về kiến thức thế gian và xuất thế. Không những Ngài chỉ bảo kỹ càng về cách đối nhân xử thế, cách sinh sống làm ăn, Ngài còn dạy cho người tu về công phu hành trì để được giác ngộ và giải thoát sinh tử. Giáo lý của Đức Phật ghi lại trong tạng Kinh là một gia tài đồ sộ truyền thừa biết bao đời, đến nay vẫn còn phù hợp với thời đại. Ngài quả thật là một bậc Thầy chuẩn mực mà sinh động. Chuẩn mực vì lời dạy của Ngài phù hợp với chân lý tuyệt đối - tức khế lý; sinh động vì khế cơ khế thời, tùy đương cơ tùy thời đại mà sáng tạo nhiều phương tiện thích hợp. Phật giáo Đại thừa theo tinh thần nhập thế, đưa tư tưởng đạo Phật hòa quyện vào nhân gian; người tu làm tròn bổn phận đối với đời mà vẫn vui với đạo. Từ đó, tất cả mọi người, dù thuộc dân tộc nào, sống ở thời đại nào, cũng đều hưởng lợi lạc, khi thâm hiểu giáo lý Phật đà và tu hành theo chánh pháp.

Thiên nhơn chi Đạo sư
Tứ sanh chi Từ phụ
Ư nhứt niệm qui y
Năng diệt Tam kỳ nghiệp
Xưng dương cập tán thán
Ức kiếp, mạc năng tận.

Đức Phật là Bậc thầy của Trời người, là Đấng cha lành của bốn loài noãn - thai - thấp - hóa sanh. Chỉ một niệm Quy y, chúng sanh đã có thể diệt được nghiệp chướng của ba A tăng kỳ kiếp. Chúng ta nương theo Ngài tu hành, tinh tấn không lười mỏi, nhất định sẽ thành tựu đạo quả không nghi. Đức Phật là vị cha lành của chúng sanh, vì nhờ Ngài mà chúng sanh có thể thoát được nỗi khổ lớn nhất - nỗi khổ trầm luân trong ba cõi sáu đường. Do đó, chúng ta ca tụng xưng tán Ngài bằng bao nhiêu lời, trong bao nhiêu kiếp, cũng không cùng tận.

10 – PHẬT THẾ TÔN

Phật: Nguyên ngữ tiếng Phạn là Buddha; Trung Hoa phiên âm là Phật Đà, dịch nghĩa là Giác giả tức Bậc Giác ngộ. Việt Nam ta theo đơn âm, gọi tắt là Bụt (từ chữ Buddha) hoặc Phật (từ Phật Đà).

Thế Tôn: Bậc tôn quý của thế gian. Đức Phật đáng được người đời tôn kính bậc nhất, vì Ngài không còn vô minh phiền não, có trí tuệ siêu phàm và lòng từ bi vô hạn, là người dẫn đường cho tất cả chúng sanh đến bến bờ an vui giải thoát.

Danh hiệu này chỉ dành tôn xưng cho chư Phật. Bởi vì, nói về đoạn ly phiền não, giải thoát sanh tử (Đoạn đức), thì các vị A-la-hán cũng tương đương với chư Phật. Nhưng về Trí đức, tức chỗ giác ngộ tột cùng, và Hạnh đức là công hạnh giáo hóa chúng sanh trong vô lượng kiếp, thì không ai có thể sánh ngang hàng với Phật. Vì thế, chúng ta còn tôn xưng Ngài là Bậc Toàn giác, Viên mãn giác, Diệu giác, Cứu cánh giác, vì Ngài đã giác ngộ đến chỗ toàn triệt, viên mãn, vi diệu và tột cùng.

Chúng ta cũng nên biết rằng, tuy Đức Phật Thích Ca lịch sử đã nhập diệt hơn 2.500 năm, nhưng đến hôm nay, Ngài vẫn thị hiện ở các cõi để tiếp tục độ sanh. Và các vị Bồ tát hóa thân, vẫn lăn lộn vào sáu nẻo luân hồi, tùy duyên hành hạnh lợi tha, tuyên dương chánh pháp. Có điều, các Ngài không bao giờ để lộ cho ai biết mình là Phật, là Bồ tát.

Học hiểu về ý nghĩa của Thập hiệu Như Lai, chúng ta càng hết lòng quý kính, ngưỡng mộ đối với chư Phật, đặc biệt đối với Đức Bổn Sư của chúng ta. Bởi vì, càng hiểu rõ về mười danh hiệu, chúng ta càng thấy Ngài thật vĩ đại, thật đáng tôn thờ và đáng là người dẫn đường cho tất cả chúng sanh. Hết lòng quy ngưỡng Đức Phật, chúng ta cũng hết lòng quy ngưỡng chánh pháp do Ngài thuyết ra, như chiếc phao cứu hộ những kẻ sắp chết chìm giữa biển cả vô minh; hết lòng quy ngưỡng chư Tăng, những sứ giả Như Lai nối truyền mạng mạch Phật pháp. Từ đó, chúng ta nguyện phát tâm Bồ đề, trên cầu Phật đạo, dưới hóa độ chúng sanh; nguyện dâng hiến toàn bộ tâm ý mình cho sự nghiệp của Đức Phật - sự nghiệp giáo hóa chúng sanh, hoằng truyền chánh pháp.

(*) Đại phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh - Tập 4, trang 351 - HT Thích Trí Tịnh dịch.

____________


.

Đầu năm đi lễ tại Đại Bảo Tháp Tây Thiên cùng các bạn.
31/01/2023

Đầu năm đi lễ tại Đại Bảo Tháp Tây Thiên cùng các bạn.

Bộ thờ gia tiên cao cấp đồng đỏ khảm ngũ sắc !
10/01/2023

Bộ thờ gia tiên cao cấp đồng đỏ khảm ngũ sắc !

Theo các kinh sách, Đức Phật A Di Đà sở hữu công đức vô hạn phát sinh từ những việc tốt không biết bao nhiêu kiếp trước....
10/12/2022

Theo các kinh sách, Đức Phật A Di Đà sở hữu công đức vô hạn phát sinh từ những việc tốt không biết bao nhiêu kiếp trước. “A Di Đà” có thể dịch là “Ánh Sáng Vô Hạn” do đó Đức Phật A Di Đà thường được gọi là “Đức Phật Ánh Sáng”.
Ngài đã lập ra 48 lời thề nguyện tuyệt vời để cứu độ chúng sinh. Trong đó lời thề thứ 18 là nền tảng của Tịnh Độ: “Nếu sau khi đạt được Phật quả, tất cả chúng sinh khát khao thành thực và đức tin để được tái sinh trong đất của tôi, niệm tên tôi 10 lần mà không được sinh ra ở đó, thì tôi không thể đạt được giác ngộ hoàn hảo.”

Kể từ đó, Đức Phật A Di Đà sau 5 năm tu luyện, cuối cùng đã đạt được giác ngộ tối cao. Điều này có nghĩa là lời tuyên thệ từ bi và vĩ đại của Ngài giờ đây đã trở thành hiện thực, cõi Tây Phương Cực Lạc (Pure Land – Sukhavati) đã được thiết lập, đau khổ của chúng sinh sẽ được giải thoát nếu họ có đức tin để gọi tên Ngài.

♻️ Hình tướng của Đức Phật A Di Đà
trên đầu có các cụm tóc xoắn ốc, mắt nhìn xuống, miệng thoáng nụ cười cảm thông cứu độ, khoác trên người áo cà sa màu đỏ (tượng trưng cho màu mặt trời lặn phương Tây).

Tư thế tay của Đức Phật có thể trong tư thế đứng, tay làm ấn giáo hóa - tức là tay mặt đưa ngang vai chỉ lên, tay trái đưa ngang bụng chỉ xuống, hai lòng bàn tay hướng về phía trước; trong mỗi tay, ngón trỏ và ngón cái chạm nhau làm thành vòng tròn.

Đức Phật A Di Đà cũng có thể ngồi kiết già trên tòa sen, tay bắt ấn thiền (tay để ngang bụng, lưng bàn tay phải nằm chồng lên lòng bàn tay trái, hai ngón cái chạm nhau). Trên tay Phật có thể giữ một cái bát, là dấu hiệu của giáo chủ.

☸ Tôn tượng Hán Bạch Ngọc.♈️  Chất liệu đá ngọc tự nhiên ♈️ Đục nguyên khối .
09/12/2022

☸ Tôn tượng Hán Bạch Ngọc.
♈️ Chất liệu đá ngọc tự nhiên
♈️ Đục nguyên khối .

Nguyên set men rạn vẽ vàng sang trọng & tinh xảo !
05/12/2022

Nguyên set men rạn vẽ vàng sang trọng & tinh xảo !

Trọn bộ thờ men lam vẽ vàng .
04/12/2022

Trọn bộ thờ men lam vẽ vàng .

 🌼 Chất Liệu : đồng khảm đá quý , vẽ vàng 24 k🌼 Kích Thước : 41cm - 48cm - 69cm——————————————Để tham khảo chi tiết sản p...
22/10/2022


🌼 Chất Liệu : đồng khảm đá quý , vẽ vàng 24 k
🌼 Kích Thước : 41cm - 48cm - 69cm

——————————————
Để tham khảo chi tiết sản phẩm
Lh - 9️⃣0️⃣4️⃣5️⃣1️⃣9️⃣9️⃣1️⃣1️⃣
🏠 31Nguyễn Đức Cảnh - HP
🏠 40Trần Phú - HP

💮 Tôn Tượng Bổn Sư Hán Bạch Ngọc !
08/06/2022

💮 Tôn Tượng Bổn Sư Hán Bạch Ngọc !

Address

31 Nguyễn Đức Cảnh
Hai Phong

Opening Hours

Monday 08:00 - 21:30
Tuesday 08:00 - 21:30
Wednesday 08:00 - 21:30
Thursday 08:00 - 21:30
Friday 08:00 - 21:30
Saturday 08:00 - 21:30
Sunday 09:00 - 21:30

Telephone

+84904519911

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Đồ Thờ Cao Cấp Tuấn Hùng posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Đồ Thờ Cao Cấp Tuấn Hùng:

Videos

Share

Category

Nearby convenience stores