Ly Dếnh - Cỏ, Sâu, Bệnh

  • Home
  • Ly Dếnh - Cỏ, Sâu, Bệnh

Ly Dếnh - Cỏ, Sâu, Bệnh "Cỏ, Sâu, Bệnh" là những thứ chúng ta cần phải quan tâm Nếu Bạn đang làm "Nông"

🔊🔊 BỆNH KHẢM LÁ Ở "DƯA CHUỘT".🛑Triệu chứng dưa chuột bị bệnh khảm lá– Đọt cây bị xoăn lại, biến dạng, dẫn đến cây bị chù...
24/05/2024

🔊🔊 BỆNH KHẢM LÁ Ở "DƯA CHUỘT".

🛑Triệu chứng dưa chuột bị bệnh khảm lá

– Đọt cây bị xoăn lại, biến dạng, dẫn đến cây bị chùn lại, kém phát triển.

– Khả năng ra hoa và đậu quả rất thấp, quả có hình dạng xấu xí, không đạt chất lượng và có vị đắng.

– Bệnh khảm lá gây hại trên toàn bộ giai đoạn của cây dưa chuột nên khi bệnh xuất hiện càng sớm thì càng gây hại ra những thiệt hại nặng nề cho mùa vụ.

‼️Phát hiện và Biện pháp
+) Kiểm tra ruộng dưa thường xuyên (chú ý quan sát kỹ các đọt non và mặt dưới của những lá non), nếu thấy có nhiều bọ trĩ, rầy mền thì phải tiến hành phun trị rầy, bọ trĩ.

+) Nhổ và tiêu huỷ các cây bị bệnh, không vứt cây bệnh bừa bãi.

+) Nếu bệnh đã lan rộng cả vườn thì phải nhanh chóng trị bọ trĩ, rầy,.. rồi tiến hành dùng phân bón lá để cây tiếp tục sinh trưởng.

🔊🔊 RẦY MỀM GÂY HẠI CÂY DƯA 🔥BIỂU HIỆN:  - Rầy xuất hiện ở mặt dưới của lá từ khi cây có hai lá thật đến khi thu hoạch.  ...
08/05/2024

🔊🔊 RẦY MỀM GÂY HẠI CÂY DƯA

🔥BIỂU HIỆN:
- Rầy xuất hiện ở mặt dưới của lá từ khi cây có hai lá thật đến khi thu hoạch.
- Chúng gây hại mạnh nhất vào giai đoạn cây đậu trái.
- Rầy mềm tấn công làm lá bị cong và xoăn lại lá của dưa leo bị chùn đọt, và trái thì bị biến dạng.

♨️HẬU QUẢ
+) Lá có thể khô héo
+) Cây sẽ phát triển kém, hoa rụng và trái bị biến dạng
+) Rầy tiết ra một dịch ngọt, thu hút vi khuẩn nấm, gây hại cho cây dưa leo.
+) Hơn nữa, chúng cũng truyền bệnh vi rút cho cây dưa leo.

🛑 CÁCH PHÒNG, TRị

☑ Vệ sinh đồng ruộng, thu gom, tiêu hủy tàn dư.

☑ Tỉa bỏ cành, lá bị rầy tấn công nhiều.

☑ Bón phân cân đối, tưới nước đầy đủ cho cây sinh trưởng tốt, tránh bón thừa phân đạm.

☑ Khi thấy bọ xuất hiện phun thuốc vào sáng sớm hoặc chiều mát.

☎️ Liên hệ ngay: 091 461 2352 để được tư vấn miễn phí.

🔊 BỆNH BẠC LÁ.  Bệnh bạc lá lúa do vi khuẩn Xanthomonas  Oryzae gây nên.- những ruộng lúa bị bệnh bạc lá tỷ lệ lép rất c...
10/09/2023

🔊 BỆNH BẠC LÁ.

Bệnh bạc lá lúa do vi khuẩn Xanthomonas Oryzae gây nên.

- những ruộng lúa bị bệnh bạc lá tỷ lệ lép rất cao, làm giảm năng suất rất lớn, có thể mất trên 50% năng suất.

- Bệnh xuất hiện ở đầu lá hoặc 2 mép lá, cháy dọc mép lá từ đầu chóp lá cháy xuống (còn gọi là bệnh cháy bìa lá)

- Bệnh nặng: lá lúa cháy đặc biệt lá đòng cháy làm lúa lép lửng cao, giảm năng suất nghiêm trọng.

🛑Lưu ý khi phun thuốc🩸
- Không để mực nước quá cao.
-Bón đạm hợp lí (thừa đạm cây dễ bị bệnh).

🔊CÁCH PHUN SÂU ĐỤC THÂN Ở LÚA."- Sử dụng thuốc lưu dẫn. - Phun khi sâu ở tuổi 1 là hiệu quả nhất. - Phun thuốc sau khi b...
25/07/2023

🔊CÁCH PHUN SÂU ĐỤC THÂN Ở LÚA.

"- Sử dụng thuốc lưu dẫn.
- Phun khi sâu ở tuổi 1 là hiệu quả nhất.
- Phun thuốc sau khi bướm rộ 5-7 ngày đối với giai đoạn lúa đẻ nhánh; giai đoạn lúa trỗ phun 2 lần vào lúc trước và sau khi lúa trỗ bông 3-5 ngày.
- Phun theo hướng dẫn trên bao bì và theo nguyên tác 4 đúng."

🌾Lúa từ thời kỳ mạ đến lúc trỗ bông đều có thể bị hại.

Cây mạ khi còn nhỏ bị hại có thể chết khô, nếu mạ đã lớn bị hại thì dễ bị đứt gốc khi nhổ mạ.

Thời kỳ đẻ nhánh, sâu đục qua bẹ phía ngoài vào đến nõn giữa phá hoại làm cho dảnh lúa bị héo.

Thời kỳ lúa làm đòng đến trỗ bông, sâu đục qua lá bao của đòng chui vào giữa rồi bò xuống đục ăn điểm sinh trưởng, cắt đứt các mạch dẫn dinh dưỡng làm cho ung đòng (lúa không trỗ được) và bông bị lép trắng (bông bạc).

Sâu non có 5 tuổi, màu trắng sữa đến vàng nhạt, sâu non tuổi 1 đầu có màu đen, tuổi 2 đến tuổi 5 có màu nâu.

Từ tuổi 2 đến tuổi 5 sâu non gây hại trong thân cây lúa, đến tuổi 5 sâu hóa nhộng ở đốt cuối cùng của cây lúa. Thời gian sống của sâu non 25-30 ngày.

🛑Nếu Bạn có bất cứ vấn đề gì về cây trồng xin liên hệ:
Dếnh (https://www.facebook.com/yeeb.lis.75?mibextid=ZbWKwL)
Dếnh - Cỏ, Sâu, Bệnh
(https://www.facebook.com/profile.php?id=100094210922514&mibextid=ZbWKwL)

---- Để được tư vấn ---

🔊 "NHỮNG SAI LẦM" khi "PHÒNG TRỪ RẦY"🪳SAI LẦM KHI PHUN:       - Để mực nước quá Thấp hoặc Cạn.       - Phun ít hơn 2 lần...
25/07/2023

🔊 "NHỮNG SAI LẦM" khi "PHÒNG TRỪ RẦY"

🪳SAI LẦM KHI PHUN:
- Để mực nước quá Thấp hoặc Cạn.
- Phun ít hơn 2 lần.

🩸CÁCH PHUN ĐÚNG, HIỆU QUẢ:
- Để nước ngập 2/3 thân (hay 1/3 lá) : Thuốc sẽ dễ tiếp xúc với "Rầy".
- Phun ít nhất 2 lần ( Phun 3 hoặc 4 lần/vụ): Rầy mới giảm gây hại.
- Giai đoạn "Đẻ nhánh - làm đòng - Trỗ Bông": Dùng thuốc dạng lưu dẫn.
- Giai đoạn lúa sau "trỗ - chín": Dùng thuốc dạng tiếp xúc.


🌀Rầy gây hại nặng từ lúc 🌾 đẻ nhánh đến Trỗ Bông.

☑️Khi chích vào lúa, chúng sẽ để lại trên lá, thân một vệt nâu cứng gây cản trở sự luân chuyển nước và chất dinh dưỡng. Bị hại nhẹ thì các lá dưới có thể bị héo, nếu nặng thì sẽ gây cháy rầy, cả ruộng lúa sẽ khô héo (Hiện tượng cháy rầy đầu tiên có thể diễn ra ở một diện tích nhỏ chỉ khoảng vài mét vuông, nhưng nếu gặp điều kiện thuận lợi thì sẽ lan rộng rất nhanh chỉ trong vòng 1 – 2 tuần).

🛑Nếu Bạn có bất cứ vấn đề gì về cây trồng xin liên hệ:
Dếnh (https://www.facebook.com/yeeb.lis.75?mibextid=ZbWKwL)
Dếnh - Cỏ, Sâu, Bệnh
(https://www.facebook.com/profile.php?id=100094210922514&mibextid=ZbWKwL)

---- Để được tư vấn ---

"CÁCH ĐỂ TRỪ SÂU CUỐN LÁ NHỎ HIỆU QUẢ"-- 🐛 Sâu non có 5 tuổi: Tuổi 1 rất linh hoạt có thể bò khắp mặt lá lúa, chui vào l...
17/07/2023

"CÁCH ĐỂ TRỪ SÂU CUỐN LÁ NHỎ HIỆU QUẢ"

-- 🐛 Sâu non có 5 tuổi: Tuổi 1 rất linh hoạt có thể bò khắp mặt lá lúa, chui vào lá nõn, mặt trong bẹ lá hoặc bao lá cũ; tuổi 2, tuổi 3 trở đi nhả tơ khâu 2 mép lá cuốn thành tổ, ẩn mình bên trong và gây hại.
Sâu có khả năng di chuyển ra khỏi bao cũ để phá hại lá mới, mỗi con sâu non có thể phá hại từ 5-9 lá --

🛑Lưu ý khi phun:
- Phun khi sâu ở tuổi 1 tuổi 2.
- Dùng thuốc lưu dẫn, nội hấp để phòng trừ.
- Khi thấy trưởng thành tăng cao đột ngột sau 7 đến 10 ngày thì tiến hành phun( lúc đó sâu non đang ở tuổi 1 tuổi 2).
- nếu ruộng lúa bị nặng cần phun nhắc lại lần hai sau lần một 3-5 ngày.

☑️Nếu Bạn có bất cứ vấn đề gì về cây trồng xin liên hệ:
Dếnh (https://www.facebook.com/yeeb.lis.75?mibextid=ZbWKwL)
Dếnh - Cỏ, Sâu, Bệnh
(https://www.facebook.com/profile.php?id=100094210922514&mibextid=ZbWKwL)

🌾"KALI" ở trong lúa🌾  VAI TRÒ: Kali giúp thân lúa cũng như cổ bông trở nên cứng cáp hơn, có khả năng chống đổ ngã tốt, c...
10/07/2023

🌾"KALI" ở trong lúa🌾

VAI TRÒ: Kali giúp thân lúa cũng như cổ bông trở nên cứng cáp hơn, có khả năng chống đổ ngã tốt, chịu hạn, chịu rét cao và làm chắc hạt.

Với cây lúa không được cung cấp đủ kali thường có màu xanh tối; mép lá và chót lá có màu nâu vàng, héo và cuộn lại( từ chóp lá đến bẹ lá).

Nếu nhà nông không điều chỉnh dinh dưỡng với lúa thiếu kali kịp thời; có khả năng ảnh hưởng đến tỷ lệ tạo hạt, năng suất giảm mạnh.

🛑Nếu Bạn có bất cứ vấn đề gì về cây trồng xin liên hệ:
Dếnh (https://www.facebook.com/yeeb.lis.75?mibextid=ZbWKwL)
Dếnh - Cỏ, Sâu, Bệnh
(https://www.facebook.com/profile.php?id=100094210922514&mibextid=ZbWKwL)

📢🔊Biểu hiện thiếu, thừa "ĐẠM" trên cây lúa.🌾Đủ đạm lá cây có màu xanh tươi, sinh trưởng khoẻ mạnh, lúa đẻ nhánh khoẻ.🌾 B...
09/07/2023

📢🔊Biểu hiện thiếu, thừa "ĐẠM" trên cây lúa.

🌾Đủ đạm lá cây có màu xanh tươi, sinh trưởng khoẻ mạnh, lúa đẻ nhánh khoẻ.

🌾 Bón thừa đạm thân lá có màu xanh đậm, vươn dài, mềm mại, che bóng lẫn nhau, làm cho thân lúa yếu, dễ đổ ngã và nhiễm sâu bệnh, từ đó dẫn đến giảm năng suất lúa.

🌾THIẾU ĐẠM:
-Thiếu đạm ở giai đoạn đầu làm cho lúa trở nên vàng đến xanh lợt, cây lùn lại và thẳng đứng, kém nở bụi.
- Nếu cây vẫn thiếu đạm cho đến giai đoạn lúa chín thì số hạt trên bông sẽ giảm.
- Trường hợp đủ đạm trong giai đoạn đầu, nhưng sau đó lại thiếu thì những lá dưới bị vàng nhưng lá non còn xanh bình thường. Cả ruộng lúa sẽ trở nên vàng đều.



🛑Nếu Bạn có bất cứ vấn đề gì về cây trồng xin liên hệ:
Dếnh
Dếnh - Cỏ, Sâu, Bệnh.

🔊"Mọt Nước" thuộc họ vòi voi, bộ cánh cứng, là đối tượng dịch hại mới trên lúa.      Con trưởng thành ăn mô lá( để lại v...
08/07/2023

🔊"Mọt Nước" thuộc họ vòi voi, bộ cánh cứng, là đối tượng dịch hại mới trên lúa.

Con trưởng thành ăn mô lá( để lại vết xước dọc theo phiến lá) và cắn đọt non( gây hiện tượng nõn cây bị héo, gãy gục). Gây hại sớm khi cây lúa 2 - 4 lá.
Với sâu non( Ấu trùng) thì ở trong đất, tấn công rễ làm cho cây kém phát triển.

Khi mật độ mọt nước cao cần phải phun thuốc.

Nếu bị nặng có thể kết hợp với các loại phân bón qua lá để bổ sung dinh dưỡng cho cây

"HAI CON ĐƯỜNG TÁC ĐỘNG CỦA THUỐC TRỪ CỎ"   1. thuốc trừ cỏ tiếp xúc: Chỉ gây hại cho các bộ phận của cây tiếp xúc với t...
03/07/2023

"HAI CON ĐƯỜNG TÁC ĐỘNG CỦA THUỐC TRỪ CỎ"

1. thuốc trừ cỏ tiếp xúc: Chỉ gây hại cho các bộ phận của cây tiếp xúc với thuốc( chỉ có tác dụng với cỏ hàng năm, cỏ không có thân ngầm trong đất).
2. Thuốc trừ cỏ nội hấp( lưu dẫn): Sau khi xâm nhập vào lá, rễ thuốc dịch chuyển đến khắp các bộ phận cây trồng( Thuốc được dùng để trừ cỏ hàng năm và lâu năm).

🔊"Sâu năn" là loại sâu gây hại tại đỉnh sinh trưởng của cây lúa, làm cho cây không trỗ bông.    🐛Biểu hiện: Lúa bị lùn, ...
03/07/2023

🔊"Sâu năn" là loại sâu gây hại tại đỉnh sinh trưởng của cây lúa, làm cho cây không trỗ bông.

🐛Biểu hiện: Lúa bị lùn, đâm nhiều chồi, phần thân hơi cứng, lá màu xanh thẫm, có cọng hành.
Gây hại mạnh ở giai đoạn cây đẻ nhánh. Khoảng 7 ngày sau khi bị tấn công ống lúa sẽ mọc dài ra và tròn giống như cọng hành

🔷Phòng, Trừ:
- Bón phân cân đối NPK, không bón thừa đạm ở giai đoạn đẻ nhánh.
- Bảo vệ thiên địch, không phun thuốc trừ sâu sớm.
- Phun phòng giai đoạn lúa 15 - 25 ngày tuổi.
- Sử đụng các loại thuốc dạng hạt để rải.

🛑Lưu ý:
• Rải thuốc hạt cần duy trì mực nước 3 - 5 cm.
• Trường hợp bị nặng, việc phòng trị sẽ ít có hiệu quả. Tuy nhiên để tránh thiệt hại đến năng suất và hạn chế lây lan qua các vụ... Cần phải phun kết hợp rải thuốc dạng hạt có tính lưu dẫn thấm sâu.

(-: 😂😂😂😂Nếu bạn đọc đến đây thì xin chúc mừng... Bạn đã có thêm một kiến thức về nghề Nông 😂😂😂😂😂:⁠-⁠)

📢🔊"ỐC BƯU VÀNG" loài ốc này có thể ăn khoảng 20 loài thực vật, trong đó có lúa.    🐌Dấu hiệu nhận thấy "ốc bưu vàng" gây...
01/07/2023

📢🔊"ỐC BƯU VÀNG" loài ốc này có thể ăn khoảng 20 loài thực vật, trong đó có lúa.

🐌Dấu hiệu nhận thấy "ốc bưu vàng" gây hại trên lúa: Mất cây (lá, thân cây nổi trên mặt nước) hoặc cây lúa đứt ngang thân.
Các nghiên cứu cho thấy, 1 con ốc bươu vàng/m2 gây hại trong giai đoạn 3 – 20 ngày sau sạ sẽ làm giảm 15 - 20% năng suất lúa. Nếu mật độ 6 - 10 con ốc bươu vàng /m2 thì ruộng lúa sạ có thể sẽ mất trắng sau 1 ngày đêm.
"Giải đoạn lúa bị hại mạnh nhất là sau gieo tới lúc lúa 3 - 5 lá".

🐚Ốc bươu vàng có tốc độ sinh sản rất nhanh. Chúng đẻ trứng thành từng ổ( trứng màu đỏ hồng), mỗi ổ khoảng 200 - 300 trứng. Nếu điều kiện thích hợp, số lượng trứng có thể lên tới 500 - 600 trứng/ổ. Mỗi chu kỳ đẻ của chúng gồm 10 - 12 ổ, nên số lượng lên tới khoảng 1.000 – 1.200 trứng/ tháng. Sau 7 – 15 ngày, trứng sẽ nở thành ốc non. Giai đoạn ốc non phát triển từ 15 – 25 ngày, sau đó là giai đoạn ốc lớn (26 – 59 ngày). Vòng đời ốc trung bình là 60 ngày và ốc bươu vàng có thể sống đến 4 - 6 năm.

🛑Chúng có thể sống trong điều kiện khô hạn lên tới 6 tháng, khi ngập nước trở lại ốc thức dậy chỉ sau 1 đêm.

🪣PHÒNG, TRỪ
- Thả vịt vào ruộng trước khi sạ( cấy) hoặc sau khi thu để vịt ăn ốc.
- Đặt lưới chắn ở mương dẫn nước vào ruộng, không cho ốc theo nước vào.
- Thủ các ổ trứng.
- Dùng thuốc TRỪ( ưu tiên thuốc sinh học).


(-:😂😂😂😂 Nếu bạn đọc đến đây thì.... Xin chúc mừng bạn đã có thêm một kiến thức về nghề Nông 😂😂😂😂:⁠-⁠)

🐛NGUYÊN TÁC - LƯU Ý khi phun sâu.  - Phun khi mật độ sâu đặt đến ngưỡng có thể làm ảnh hưởng đến cây trồng của ta( Để Tr...
27/06/2023

🐛NGUYÊN TÁC - LƯU Ý khi phun sâu.

- Phun khi mật độ sâu đặt đến ngưỡng có thể làm ảnh hưởng đến cây trồng của ta( Để Tránh làm ảnh hưởng đến vị sinh vật có lợi trong đất một cách không cần thiết).

- Lúc phun lần đầu nên chọn thuốc có một hoạt chất( hạn chế thuốc nhiều hoạt chất) về sau mới phun những loại thuốc có 2, 3 hoạt chất: Để bảo vệ loài thiên địch.

- Sử dụng luôn phiên thuốc có các hoạt chất khác nhau( Để có thể trừ các loại sâu kháng loại thuốc ta phun trước đó).

🎃NGUYÊN TÁC phun bệnh.  - Phun kép( phun 2 lần): Khi phun bệnh chúng ta cần phải phun ít nhất 2 lần. Tùy thuộc vào từng ...
27/06/2023

🎃NGUYÊN TÁC phun bệnh.

- Phun kép( phun 2 lần): Khi phun bệnh chúng ta cần phải phun ít nhất 2 lần. Tùy thuộc vào từng loại thuốc thời gian giữa 2 lần phun sẽ khác nhau( khoảng từ 7 - 15 ngày).
- Phun khi bệnh vừa mới xuất hiện: khi bệnh mới xuất hiện là thời điểm tốt nhất để phun. Vì, bệnh lây lan rất nhanh nếu không phun sớm thì cây sẽ bị nhiều và nặng( Có thể trị không khỏi nếu bị nặng).

🛑Có một số bệnh khi (bộ phận) cây đã bị rồi thì phun sẽ không khỏi, mà lúc đó phun để các lá mới, cành mới( bộ phận mới) ra không bị thôi.

27/06/2023

🪣NGUYÊN TÁC phối thuốc.

🧫Phối thuốc là pha chung hai hoặc nhiều loại thuốc trong một bình phun, mục đích để: tăng hiệu lực phòng trừ, mở rộng phổ tác dụng, giảm số lần phun.

🍁Tuy nhiên để đặt mục đích trên khi pha hỗn hợp thuốc cần chú ý:

" - Thuốc trừ khuẩn không được cộng với các loại thuốc khác.
- Chú ý hoạt chất, chỉ phối các loại thuốc có hoạt chất khác nhau.
- nếu pha 2 loại thuốc để trừ cùng một đối tương sâu hay bệnh, nên giảm nồng độ 1 hoặc cả 2 loại( tối đa 50% mỗi loại).
- Nếu pha thuốc trừ 2 đối tượng khác nhau thì nồng độ mỗi loại giữ nguyên.
- Không pha thuốc có tính kiềm cao với các loại thuốc trừ sâu, bệnh."

🛑Lưu Ý:
- Hạn chế sử dụng thuốc quá 2 hoạt chất.
- Pha xong, phun ngay để tránh các loại thuốc pha chung phá hủy lẫn nhau.
- Nếu là dòng "SE", "EC", "NHŨ DẦU" lác đều trước khi pha.
- Đọc kỹ hướng dẫn trên nhãn trước khi sử dụng.

(:-😂😂😂😂 Nếu bạn đọc đến đây thì.... Xin chúc mừng vì bạn đã có thêm một kiến thức về nghề Nông....😂😂😂😂:⁠-⁠)

🐛 2 THỜI ĐIỂM chưa cần phun thuốc trừ sâu       - Mật độ sâu còn thấp:        Khi mật độ sâu còn thấp, sự gây hại của sâ...
26/06/2023

🐛 2 THỜI ĐIỂM chưa cần phun thuốc trừ sâu

- Mật độ sâu còn thấp:
Khi mật độ sâu còn thấp, sự gây hại của sâu còn chưa đắng kể thì ta chưa nên phun thuốc, vì có thể làm giảm "thiên địch" của loại sâu đang hại và làm chết các "vi sinh vật" có lợi trong đất.

- Cây bị( sâu) hại vẫn có khả năng tự đền bù:
Sâu hại trong quá trình phát triển của cây, nên có một số trường hợp dù đang bị sâu hại nhưng tốc độ phát triển của cây có thể đền bù được thì cũng chưa nên dùng thuốc để diệt sâu, vì sự gây hại của sâu có thể sẽ giúp ta cắt bỏ đi những phần bị bệnh của cây.

🪣3 CÁCH giúp ta phun thuốc hiệu quả hơn.       1. Thực hiện theo nguyên tác 4 đúng( đúng thuốc, đúng lúc, đúng nồng độ v...
26/06/2023

🪣3 CÁCH giúp ta phun thuốc hiệu quả hơn.

1. Thực hiện theo nguyên tác 4 đúng( đúng thuốc, đúng lúc, đúng nồng độ và liều lượng, đúng cách).
2. Phối thuốc để phun( Mở rộng phổ tác dụng).
3. Tăng độ bán dính( Sử dụng phụ gia chất bán dính).

🔊 "SÂU KEO mùa thu" là một loại sâu phổ biến trên cây ngô hiện nay.        Anh, chị, Bà con nghề Nông cần phải để ý vì l...
25/06/2023

🔊 "SÂU KEO mùa thu" là một loại sâu phổ biến trên cây ngô hiện nay.

Anh, chị, Bà con nghề Nông cần phải để ý vì loại sâu này gây hại trong suất cả quá trình phát triển của cây và đặc biệt là rất khó để diệt được triệt để( hầu như không).

Một đợt sâu có thể gây hại từ 14 - 21 ngày.
Và một con sâu trưởng thành cái có sức đẻ 1.000-->2.000 quả trứng. Thời gian trứng nở trung bình là 3 - 5 ngày. ----> Thời gian sâu gây hại tái lại là rất nhanh.
Sâu bắt đầu ăn cây ngô ở giai đoạn 3 - 6 lá ( Sâu gây hại sớm, khi cây còn rất nhỏ)

🛑Một số lưu ý khi phun thuốc trừ "Sâu keo" trên cây ngô để đặt hiệu quả hơn.
+ Phun 2 lần, cách nhau 10 - 12 ngày.
+ Phun khi sâu còn nhỏ( tuổi 1 - tuổi 3).
+ Phun trực tiếp vào nõn ngô🌽.
+ Hạn chế pha trộn nhiều loại thuốc, nhiều hoạt chất.
+ Khuyến khích sử dụng các chế phẩm sinh học.( Có thể dùng thuốc có hoạt chất Emamectin benzoate 48g/l hoặc 60g/l).

#2 (-: Nếu bạn đọc đến đây thì xin chúc mừng😂😂..😂😂.. Vì bạn đã có thêm một kiến thức về nghề Nông😆😆😆😆:⁠-⁠).

🔊"Dưa" mang lại nguồn kinh tế khá cao cho bà con nông dân nhưng bên cạnh đó bà con chúng ta vẫn còn gặp khó khăn nhiều k...
24/06/2023

🔊"Dưa" mang lại nguồn kinh tế khá cao cho bà con nông dân nhưng bên cạnh đó bà con chúng ta vẫn còn gặp khó khăn nhiều khi Cây bị bệnh.

👉 " Bệnh sương mai trên cây Dưa" là một trong những loại bệnh phổ biến và gây hại nặng làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng quả và thời gian thu hoạch...

Bệnh này là do nấm Pseudoperonspora cubensis Rostovzew gây ra trong điều kiện độ ẩm cao, có mưa phùn hoặc có nhiều sương vào ban đêm.

Bệnh lây lan rất nhanh và dễ dàng giữa các tầng lá trong một hoặc từ cây này sang cây khác. Cây có thể bị bệnh từ khi 3 lá cho đến cuối vụ và trở nặng từ khi thu hoạch cho đến hết vụ.
Khi bị bệnh chiệu trứng sẽ xuất hiện sau 4 - 12 ngày, bắt đầu từ tầng lá phía dưới rồi lần dần lên trên.

🤫Cần biết trước khi dùng thuốc phun:
• Có thể phun phòng khi cây chưa bệnh, phun trị khi thấy cây bắt đầu bị.
• Cây bị nặng có thể trị không khỏi.

🛑Lưu ý khi phun:
- Ưu tiên sử dụng thuốc sinh học (thuốc chứa hoạt chất: Ningnanmycin hoặc chitosan).
- Chỉ nên sử dụng thuốc hoá học khi dùng thuốc sinh học không hiệu quả.
- Thực hiện đúng thời gian "cách ly".

#1 (-:😂😂😂😂Nếu bạn đọc đến đây thì xin chúc mừng.... Bạn đã có thêm một kiến thức về nghề Nông😂😂😂😂:⁠-⁠)

Address

Nong U
Dien Bien Phu

Telephone

+84914612352

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Ly Dếnh - Cỏ, Sâu, Bệnh posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Ly Dếnh - Cỏ, Sâu, Bệnh:

Videos

Shortcuts

  • Address
  • Telephone
  • Alerts
  • Contact The Business
  • Videos
  • Claim ownership or report listing
  • Want your business to be the top-listed Convenience Store?

Share