18/09/2023
TINH DẦU TRÀM NGUYÊN CHẤT TÍN THIỆN
Công dụng :
• Phòng ngừa cảm mạo, trúng gió.
• Dầu tràm gió chiết xuất tự nhiên và các chế phẩm dẫn xuất dưới dạng xông, hít mũi trong phòng làm việc, phòng khách, phòng ngủ, trong ôtô...
• Tạo hương thơm dễ chịu lại vừa sát khuẩn, ức chế virus, đặc biệt đang trong mùa cao điểm sốt, cúm.
• Với khả năng chống khuẩn, nấm và khử trùng, tinh dầu tràm là liệu pháp chăm sóc và làm đẹp cơ thể an toàn.
• Điều trị các bệnh về da do vi khuẩn hay nấm gây nên như mụn trứng cá, mụn mủ, da nhờn, phồng rộp, mụn cóc...
• Giảm các cơn đau ở khớp tay, chân, trị các vết côn trùng cắn, làm da sưng và ngứa. • Trị nhiễm nấm ở bàn chân, chân hôi, nhiễm trùng móng và đau chân.
• Trị mụn và da
• Dầu tràm có mùi thơm không quá nồng, xoa vào vết bầm tím hay chỗ nhức mỏi vài phút sẽ hết.
CÁCH SỬ DỤNG:
• Thoa hai bên thái dương, sau mang tai, ngực, lưng và các chỗ nhức mỏi...
• Xông dầu trong phòng làm việc, phòng ăn, phòng ngủ...
• Xông, hít, ngửi dầu vào vùng mũi họng.
• Tắm nước ấm có pha thêm tinh dầu tràm.
• Nhỏ nhiều giọt tinh dầu tràm vào bồn nước và ngâm mình giúp cơ thể thư giãn sau khi làm việc hoặc chơi thể thao.
• Nhỏ 3 giọt tinh dầu tràm vào cốc nước ấm hoặc kem đánh răng, dùng dung dịch này súc miệng từ 2-3 lần/ ngày sẽ chống hôi miệng, viêm lợi. Nhưng không được uống dung dịch này
• Sau quá trình sinh nở cơ thể người phụ nữ thường rất mệt mỏi do các khớp xương bị cứng gây nên, để giảm bớt các mẹ hãy dùng dầu tràm thoa vào các khớp xương, bắp tay, bắp chân, gan bàn chân ở mỗi vị trí có thể xoa bóp nhẹ nhàng một ít sẽ cảm thấy các cơ và các khớp xương giảm cảm giác đau nhức, ê ẩm...
• Trong khoảng thời gian chuyển mùa hoặc mùa lạnh các mẹ có thể hòa dầu tràm vào nước tắm, tinh dầu tràm sẽ giúp thư giãn cơ thể, khơi thông tinh mạch giúp các mẹ cảm thấy thư thái, sảng khoái.
• Sau sinh do cơ thể thiếu hụt các vi chất dễ gây nên các tình trạng tê mỏi chân, tay... bên cạnh việc bổ sung các vi chất có thể dùng dầu tràm xoa bóp làm ấm ở các vị trí hay bị tê mỏi để giảm cảm giác khó chịu, nhức mỏi.
• Nếu ở miền Bắc các bà đẻ thường xông hơi với các loại lá thì ở miền trung dầu tràm chính là thành phần chính trong nồi nước xông của các bà đẻ, bằng cách cho một ít dầu tràm nguyên chất và chậu nước nóng sau đó trùm kín chăn và xông mặt, toàn thân, lúc này tinh dầu tràm quyện với hơi nước nóng bốc lên đưa tinh dầu thấm sâu vào da, bên trong mũi... nhằm giúp khơi thông kinh lạc, tăng cười khí huyết cho cơ thể, với mùi thơm dễ chịu của tinh dầu tràm nguyên chất sẽ khiến các mẹ có cảm giác vô cùng sảng khoái.
• Trong quá trình ở cữ nhiều mẹ kiêng đánh răng thì có thể pha tinh dầu tràm với một ít nước ấm sau đó dùng hỗn hợp này để súc miệng, với tính năng diệt khuẩn sẽ giúp các mẹ làm sạch răng, giảm bớt hôi miệng.
• Khi thời tiết chuyển lạnh cho vài giọt dầu tràm vào nước tắm của em bé. NHớ rửa mặt bằng nước riêng để tráng dầu vào mắt của bé, khi bé được tắm nước có tinh dầu trà sẽ giữ được cơ thể ấm áp, chống ho, chống cảm.
• Có thể dùng dầu tràm thoa trực tiếp lên người bé (lên thái dương, lòng bàn chân…) sau khi bé tắm hoặc trước khi ra ngoài trời lạnh.
•Khi dùng tràm cho bé sơ sinh mẹ nên đổ tràm vào lòng bàn tay xoa hai ta vào nhau rồi thoa lên da bé, nếu kết hợp với kỹ thuật masage càng tốt. Phương Pháp này chỉ để đề phòng với một số bé có da nhạy cảm, vì dầu tràm được xem là loại lành tính, rất nhiều công hiệu mà không có phản ứng phụ. Bên cạnh đó nó còn làm ấm người nhưng không có tính nóng, rất an toàn cho sức khỏe em bé cũng như người mẹ trước và sau khi sinh.
•Khi bé bị sổ mũi, tối trước khi đi ngủ đổ một lượng tràm kha khá ra lòng bàn tay mẹ, chà xát lên gan bàn chân bé mỗi bên ít nhất 70 cái, đổ một lượng ít hơn ra lòng bàn tay thoa lên ngực, lưng.
•Nếu bé bị ho có thể thoa ở lưng lâu một tí vì ở lưng gần phổi việc chà xát sẽ làm ấm phổi, giảm ho cho bé.
•Lưu ý khi thoa ở lưng nên thoa hai bên sống lưng, tuyệt đối ko thoa giữa xương sống lưng của bé. Đối với bé những hôm trời lạnh nên massage lòng bàn chân với một ít dầu tràm rồi đeo tất đi ngủ.
• Đối với bé bị đầy hơi, không tiêu, cho một ít dầu tràm vào tay rồi massage bụng, nó sẽ giúp bé rất nhiều.
Đối với những gia đình ở các vùng quê hoặc ven sông hay có gió lạnh dầu tràm sẽ giúp thanh lọc không khí và bảo vệ sức khỏe cả nhà.
• Làm giảm ngạt mũi ở trẻ nhỏ: bôi dầu tràm vào yếm của bé để cho dầu tràm xông lên giảm nghẹt mũi và khó chịu cho bé.