The Misogyny Daily

  • Home
  • The Misogyny Daily

The Misogyny Daily Nhà bao việc vẫn không quên thù ghét phụ nữ.

25/02/2022

các bạn tưởng các bạn mê Putin coi việc ỷ mạnh hiếp yếu là cool với thì các bạn sẽ thành alpha male với outstanding woman hả? khum các bạn chỉ là loser boy với pickme girl thôi. thứ nhất là cái thuyết alpha male không có thật à mà thôi có đi nữa cũng không tới phiên mấy bạn 🙃

câu hỏi chưa ai đặt trong phần comment đọc khá hay: ký tên mình sau mỗi comment vậy có mệt không?
03/09/2021

câu hỏi chưa ai đặt trong phần comment đọc khá hay: ký tên mình sau mỗi comment vậy có mệt không?

Tôi nhớ rừng, nhớ núi, nhớ mùi cây cỏ, nhớ cơn mưa đi qua thung lũng mà đứng trên đỉnh đồi có thể nhìn thấy nó từ ngang với tầng mây.

Tôi nhớ những đêm uống đến say mềm thứ rượu làm từ quả dâu tằm hái ở bên bờ suối, rồi nằm lăn ra quãng rừng thưa ngắm trăng đi từ phía bên này triền núi sang phía bên kia. Ngủ quên lúc nào không biết, giữa đêm thức dậy lạnh như một xác chết ngỡ đã ở yên đó nghìn năm dưới ánh trăng.

Tôi nhớ cái ướt lạnh của mưa, của những buổi chiều cố sức đi mãi đến khi mặt trời khuất hẳn mới đến nơi cần. Giăng một tấm bạt nghiêng mở ra phía mặt trời sẽ mọc hôm sau, treo một cái võng, đốt một cụm lửa, cột một sợi dây máng tất cả đồ đạc đã ướt lên phơi trên hơi khói. Rồi nấu đồ ăn tối, một thức gì đó thật nóng, thật thơm, thật đủ đầy.

Tôi nhớ những buổi sáng tinh sương, thức dậy bởi tiếng chim, giở hé võng ra là thấy tàn cây phía trên đầu, thấy nắng lấp lánh. Cái lạnh được thể ùa vào chăn, choàng lấy thân thể, mơn man tâm trí. Chẳng nghĩ được gì, chỉ biết khoảnh khắc đó mình hạnh phúc hơn mọi điều từng biết.

Tôi nhớ quê hương mình, nhớ những vùng đất đi qua, những nơi chốn đã biến mất, cả những nơi chưa từng có dịp đặt chân. Nhớ cái tịch yên của những chốn không người, nhớ sự im vắng của cây rừng và muông thú. Nhớ cả những ký ức chưa chớm đã vội tàn phai.

Và tôi nhớ chính mình, ở những khi không còn có loài người bên cạnh. Lúc đó tôi là tôi, tự do thu giữ mọi không thời gian cho riêng mình mà không thiết san sẻ cho ai. Lúc đó tôi là con cá trong vùng nước của riêng tôi, là ngọn cỏ trong khoảng rừng của riêng tôi, là hạt mưa trong cụm mây của riêng tôi.

Lúc đó, tôi thấy hàm ơn đời sống đã chia lìa tôi với giống loài mình.

-Nomad-

31/08/2021

tồn tại 🙃

CHỊ CÓ ƯỚC MÌNH CÓ CÁI XE LEAD ĐỂ ĐI GOM HÀNG KHÔNG?Trong cuộc thảo luận hăng hái về sự “vô ý thức” của người Sài Gòn nh...
29/08/2021

CHỊ CÓ ƯỚC MÌNH CÓ CÁI XE LEAD ĐỂ ĐI GOM HÀNG KHÔNG?

Trong cuộc thảo luận hăng hái về sự “vô ý thức” của người Sài Gòn những ngày trước giãn cách, những tấm hình bị chia sẻ để cười cợt phần lớn là chụp những người phụ nữ lái những chiếc xe cột đầy túi nilon. Nếu đó là một chiếc xe Lead thì hẳn là trò đùa trên mạng đã hoàn hảo hơn, những “ninja lead” (1) nay có thể quên váy chống nắng và không mang giày cao gót nhưng có thêm lớp khẩu trang. Nhưng biết đâu người phụ nữ đó lại ước xe của chị là xe Lead, vì cốp của nó chứa được rõ nhiều?

Truyền thông và quảng cáo thường nói về một người phụ nữ (gầy) thư thái đẩy xe mua sắm giữa dọc theo một quầy hàng đầy ắp, hoặc mở vung một nồi đồ ăn đã chín tới trong căn bếp nhiều ánh sáng. Nhưng chị gái cột đầy túi nilon trên xe máy mới là chân dung của một người nội trợ trong thời dịch này, và tất nhiên là giống như ngày thường, đó lại là phụ nữ.

Việc lên kế hoạch cho một bữa ăn không bắt đầu từ siêu thị hay căn bếp, nó bắt đầu sớm hơn trên giấy, trong đầu, vào những đêm muộn trước lúc đi ngủ. Có cần ướp thịt trước không? Nhà đã hết nước tương chưa? Mua nhiều cá vậy có chứa hết trong tủ đông không? Muốn nấu bún bò thì cần thêm rau mùi nào? Đi siêu thị nào để có hết những nguyên liệu đó, đủ để làm cả đồ chay, đồ Tây, đồ Thái?... Tất cả những tính toán đó ngốn rất nhiều thời gian và sức lực của người phải chuẩn bị bữa. Điều này khác với rửa chén, công việc - ở trong một số gia đình có “phân công lao động” - sẽ giao cho đàn ông. Người rửa chén chỉ phải suy nghĩ về đống chén sau bữa ăn, lúc đứng bên bồn rửa.

Vào mùa dịch, việc chuẩn bị cho bữa ăn lại phức tạp lên một cấp mới: làm sao lập kế hoạch nấu nướng giữa sự bất định khi mà lệnh cấm mới có thể được ban ra bất cứ lúc nào và làm sụp đổ toàn bộ kế hoạch? Thế là họ lao ra đường, bất chấp những lời chỉ trích từ nhóm người duy lý và lạnh lùng rằng đó là đám người “vô ý thức”, “sống theo bầy đàn”. Họ trùm kín mặt mình trong khẩu trang và kính chắn giọt bắn, lao vào cuộc tranh giành tại những quầy hàng siêu thị mùa dịch nhiều lúc sạch cả rau xanh, thiếu tới thiếu lui các loại thịt và giá cả thì đắt đỏ.

Với những người có thể đặt hàng online, việc đi chợ online giữa mùa dịch là những lần bấm đặt hàng vô vọng trên Grab hay Baemin, hay Now, hay Big C, hay Co.op - hay bất kỳ một app giao hàng nào còn hoạt động - để chờ một shipper chịu nhận hàng; là đi inbox 20 tiệm thực phẩm để xem chỗ nào nhân viên chưa bị quá tải và vẫn còn trả lời được mình; là tính toán làm sao để tối thiểu số shop cần liên hệ mà vẫn đủ đồ.

Chính sách cũng đâu thay đổi một lần. Lệnh cấm có thể được ban ra sau một đêm, và thường chỉ được báo trước từ 2 ngày đến vài giờ. Cửa hàng đồ chay hôm nay còn đặt được ngày mai sẽ không thể, vì nó ở khác quận. Sữa hạt cho trẻ dị ứng lactose cũng phải mua thêm ngày vì gói hàng cơ bản tổ dân phố mua hộ có thể sẽ không có. Thử tính toán xem mỗi món ăn của chúng ta sẽ cần bao nhiêu nguyên liệu, và mỗi ngày chúng ta ăn bao nhiêu món, sẽ ra số lần tối thiểu phải tính toán của một người nội trợ để đảm bảo món ăn không thiếu lên hụt xuống (thử ăn gà xé mà thiếu rau răm đi!). Ngoài ra, một cách gián tiếp, cách chính sách liên tục thay đổi đã làm nản lòng nhiều cửa hàng và shipper, và khi con số cửa hàng và shipper hoạt động hao hụt, phần việc phải tính và phải hành động của người nội trợ lại tăng thêm.

Bất chấp mọi sự cười cợt và phi lý, những người phụ nữ lái xe cột đầy túi nilon đó đã giữ cho bữa ăn của gia đình họ ít bị ảnh hưởng bởi chính sách nhất, để gia đình họ có thể ăn những bữa cơm giống như trên quảng cáo (còn các mẩu quảng cáo tất nhiên vẫn chỉ biết nói về phần cuối cùng của một bữa ăn, như thể không có chính sách điên loạn nào, không có cơn chạy loạn nào ở siêu thị còn các shop online thì chạy trơn tru!).

Đó là chưa kể chúng ta không ăn ba bữa chính. Vào những ngày bình thường của cuộc đời, chúng ta có ăn chiều cùng đồng nghiệp, ăn khuya với bạn bè. Tất cả những bữa ăn này, dù là tự nấu hay phải mua sẵn, việc chuẩn bị nó lại rơi hết vào tay người chuẩn bị việc ăn uống cho cả gia đình, thay vì mỗi cá nhân có thể tự túc và được phục vụ ngay như cái thời ta có thể order Grab Food không cần đắn đo.

Lượng công việc (vốn đã nhiều) của việc lên kế hoạch cho bữa ăn bị tăng lên nhiều lần, kèm theo đó là cảm giác bất định và trạng thái luôn phải sẵn sàng để phản ứng trước sự thay đổi khó lường. Lưu ý ở đây là rất nhiều trường hợp họ phải phản ứng trước tin đồn không có xác minh, và việc này đòi hỏi việc tính toán các chi phí cơ hội để ra quyết định với độ khó cao hơn so với tính toán trước một chính sách chắc chắn. Chưa kể sự tổn hại về nhân phẩm trước sự cười cợt của xã hội, được thúc đẩy bởi những phát ngôn sáo rỗng của các chính trị gia về việc người dân nên tin tưởng và không nên mua sắm ồ ạt. Chưa kể đến gánh nặng tài chính.

Còn quy trình rửa chén vẫn thế thôi, ngay cả trong mùa dịch.

Khi vài trăm người dân bị thành phố tố cáo là “bom” hàng - cứ cho đó là một con số thật, tôi tự hỏi trong số đó có bao nhiêu người gọi để “test” hoặc “cho vui” như thành phố nói, bao nhiêu trong số đó là người nhận được phần thực phẩm không đầy đủ nhưng combo họ đặt ban đầu, hoặc nhận trễ hạn, hoặc thực phẩm không đạt chất lượng? Không quan chức nào giải thích việc này trên show live stream của chính quyền thành phố cả, họ chỉ thao thao rằng đó là bom hàng, và có đến 100 người đã bom hàng. Những người ra chính sách và những người đang tố dân bom hàng - như chúng ta thấy trên mặt báo và video: toàn đàn ông - cũng không phải đi chợ và mua sắm để nấu ăn phải không?

Tất nhiên những việc này không phải bây giờ mới có. Dù phụ nữ được đi làm tương đối bình đẳng như đàn ông và về danh nghĩa là được giải phóng, lượng công việc nấu nướng trong gia đình của cặp vợ chồng dị tính vẫn thường được đặt lên phụ nữ, tặng thêm cho họ một khối lượng công việc khổng lồ, một gánh nặng tinh thần liên tục mà việc dọn dẹp hay sửa chữa đồ gia dụng ít khi sánh được. Dịch chỉ làm phô bày nó ra, và khiến gánh nặng tinh thần đó càng nặng thêm. Cho nên việc này chắc chắn không thể được giải quyết ngay trong dịch (đặc biệt với kiểu chính sách chung liên tục thay đổi), cũng không thể thay đổi chỉ bằng việc “cố cho qua dịch”.

(viết nhân ngày Tifosi lại giở trò với nữ quyền nhưng chẳng lẽ tôi viết lần đầu tiên lên trang chỉ vì Tifosi không thể chạy theo Tifosi được thật dơ bửnnnnnnnnnnnnn).

Tham khảo:
(1) Người Kể Chuyện - Ninja Lead
https://www.facebook.com/1943342129226832/photos/pb.100044323005129.-2207520000../2312630008964707/?type=3

Ảnh: Soha

26/08/2021

Address


Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when The Misogyny Daily posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Shortcuts

  • Address
  • Alerts
  • Claim ownership or report listing
  • Want your business to be the top-listed Convenience Store?

Share