19/05/2022
Chữa đau đầu bằng gừng được xem là cách giảm đau nhức đầu dân gian được lưu truyền rộng rãi từ xa xưa.
Gừng vừa là loại gia vị phổ biến, vừa là vị thuốc dùng để chữa nhiều bệnh lý khác nhau. Trong Đông y, gừng có vị cay, tính ấm, quy vào các kinh phế (phổi), tỳ (lá lách) và vị (dạ dày). Tác dụng chính của loại củ này là tán hàn, phát biểu, long đờm do đó thường được sử dụng để chữa chứng phong hàn, kích thích tiêu hóa, trị đau đầu, đau bụng kinh,…
Đối với bệnh đau đầu, trong gừng chứa chất Cineole giúp giải tỏa stress, trị đau nhức, giúp tinh thần sảng khoái và ngủ ngon giấc. Vì vậy, trong dân gian lưu truyền rất nhiều cách chữa đau nửa đầu bằng gừng. Tùy vào tình trạng bệnh cụ thể và cơ địa của mỗi bệnh nhân mà có thể áp lựa chọn cách phù hợp.
Trong dân gian lưu truyền một số cách dùng gừng trị đau đầu rất đơn giản mà mang lại hiệu quả giảm đau rất tốt. Mỗi cách dùng đều có ưu – nhược điểm khác nhau do đó người bệnh nên cân nhắc trước khi lựa chọn.
Dưới đây là 6 cách chữa đau đầu bằng gừng tại nhà thường dùng nhất.
1. 🍀Ngậm gừng tươi chữa đau đầu: Ngậm gừng tươi được cho là cách chữa đau đầu bằng gừng đơn giản nhất. Khi áp dụng cách này người bệnh chỉ cần lấy 1 củ gừng, rửa sạch rồi thái thành các lát mỏng. Sau đó dùng để ngậm hoặc nhai trực tiếp để làm giảm cơn đau đầu.
Gừng có thể hơi cay, với những bệnh nhân không ăn được cay thì có thể nhâm nhi 1 ít 1, chia thành nhiều lần khác nhau trong ngày.
2. 🍀Chữa đau đầu bằng trà gừng: Uống trà gừng cũng là một cách trị đau đầu cực kỳ hiệu quả. Phương pháp này không những giảm được tình trạng đau đầu, đau nửa đầu mà còn là cách giúp ngủ ngon, dễ ngủ và thanh nhiệt, giải độc cơ thể rất tốt.
📌Cách thực hiện:
Thái vài lát gừng tươi rồi đem đi đun sôi với nước.
Sau đó thả 1 vài bông hoa nhài vào.
Mỗi ngày uống 1 – 2 cốc nhỏ nước trà, các hoạt chất có trong gừng và hoa nhài có tác dụng làm dịu cơn đau nhức và giúp cơ thể thư giãn hơn.
Khi dùng có thể thêm 1 thìa nhỏ mật ong và 1 lát chanh để gia tăng hương vị và hiệu quả trị bệnh. Tuy nhiên, bạn không nên cho vào khi nước trà còn nóng, vì các dưỡng chất trong mật ong dễ bị phá hủy.Chú ý: Không nên uống trà gừng vào buổi tối vì nước trà có thể gây tiểu rắt, làm gián đoạn giấc ngủ.
3. 🍀Massage đầu bằng nước gừng nóng: Khi xuất hiện cơn đau đầu hoặc đau nửa đầu người bệnh có thể dùng nước gừng nóng để massage sẽ có hiệu quả làm dịu cơn đau nhức nhanh chóng.
📌Cách làm như sau:
Đun nước gừng hoặc pha vài lát gừng với nước nóng.
Xoa đều nước gừng ra hai tay sau đó xoa bóp với lực vừa phải quanh vùng đầu bị đau.
Sau khoảng 15 phút, cảm giác đau đớn sẽ giảm dần, thậm chí có thể tiêu biến hoàn toàn.
Trong quá trình massage, bệnh nhân có thể tự thực hiện hoặc nhờ người thân thao tác day ấn, bấm huyệt chữa đau đầu đơn giản để hỗ trợ giảm nhanh cơn đau. Các huyệt dễ xác định, an toàn nhất khi thực hiện tại nhà có thể kể đến: Huyệt Thái dương, Ấn đường, Nội quan, Bách hội,…
4. 🍀Ngâm chân bằng gừng và muối trị đau nhức đầu: Ngâm chân bằng nước gừng và muối có tác dụng tăng tuần hoàn máu và trao đổi chất trong cơ thể đến tất cả các bộ phận. Từ đó giúp tinh thần thoải mái, giải tỏa stress, cải thiện đau nhức đầu và tránh mất ngủ hiệu quả. Chính vì vậy, khi bị đau đầu người bệnh nên ngâm chân bằng cách này trước khi đi ngủ để có hiệu quả tốt nhất.
📌Cách thực hiện:
Thái vài lát gừng rồi thêm 1 thìa muối rồi đun sôi với 1,5 – 2 lít nước.
Sau đó đợi nước nguội bớt và dùng ngâm chân khi nước còn ấm trong khoảng 15 – 20 phút.
Lưu ý: Lau khô chân sau khi ngâm, không nên ngâm lâu quá vì dễ gây cảm lạnh, nhiễm hàn. Đồng thời ngâm với lượng nước ngập trên mắt cá chân khoảng 3cm để hỗ trợ đào thải độc tố cơ thể.
5. 🍀Cách chữa đau đầu bằng gừng ngâm mật ong
Gừng kết hợp với mật ong cũng có hiệu quả giảm triệu chứng đau đầu rất tốt.
📌Cách thực hiện như sau:
Gừng rửa sạch, thái lát mỏng rồi băm nhuyễn.
Sau đó chuẩn bị lọ thủy tinh, cứ một lớp gừng thêm một lớp mật ong cho đến khi đầy bình rồi đậy kín nắp.
Bảo quản hỗn hợp ở nơi thoáng mát, khô ráo khoảng vài giờ rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh.
Khi nào miếng gừng có vẻ như quắt lại thì có thể đem ra pha với nước ấm để uống hoặc dùng nhai trực tiếp cả nước lấn gừng.
Dùng thường xuyên còn có thể tăng sức đề kháng, chống cảm cúm.
6. 🍀Ăn mứt gừng giảm đau nhức đầu: Một trong những cách sử dụng gừng làm giảm triệu chứng đau nhức đầu hiệu quả đó là ăn mứt gừng. Người bệnh có thể mua mứt đã được đóng gói sẵn tại các cửa hàng hoặc tự làm theo cách sau:
Chuẩn bị 500g gừng tươi, đem ngâm trong nước khoảng 30 phút rồi rửa sạch, gọt bỏ vỏ và thái thành từng lát.
Cho gừng đã thái vào nồi đun cùng 600ml nước trong khoảng 20 phút.
Sau đó chắt bỏ nước luộc gừng rồi cho 600ml nước cùng 1 ít nước cốt chanh vào đun thêm 20 phút nữa.
Tiếp theo chắt bỏ nước và trộn đều gừng cùng 250g đường rồi ướp trong vòng 3 – 4 tiếng.
Cho hỗn hợp gừng đã ướp đường vào chảo, đun với lửa nhỏ để sên đến khi nước cạn hết và đường khô lại, kết tinh thành 1 lớp màu trắng quanh miếng gừng là được.
Bảo quản mứt trong lọ kín, mỗi lần lấy ra ăn 1 – 2 miếng gừng sẽ giúp giảm đau nhức đầu hiệu quả.
Chú ý: Mứt gừng có chứa nhiều đường, do đó người bệnh không nên quá lạm dụng dẫn đến bệnh đái tháo đường rất nguy hiểm.
⚠️Một số lưu ý khi sử dụng gừng chữa đau đầu
Gừng là vị thuốc Đông y lành tính, tuy nhiên trong một số trường hợp sử dụng không đúng cách có thể gây nguy hại cho cơ thể. Chính vì vậy, khi chữa đau đầu bằng gừng tại nhà bệnh nhân cần chú ý:
Gừng thuộc tính nhiệt do đó khi sử dụng quá nhiều có thể gây khô miệng, khát nước và phát nhiệt trong người.
Gừng kỵ các loại thực phẩm như thịt chó, ngựa, thỏ,… Vì vậy khi dùng gừng trị chứng đau nhức đầu cần tránh sử dụng chung với các loại thực phẩm này.
Các trường hợp không nên sử dụng gừng để trị bệnh gồm: Phụ nữ có thai và cho con bú, người bị sỏi mật, bệnh đái tháo đường hoặc những người sử dụng những loại thuốc làm suy giảm hệ miễn dịch,…
Khi sử dụng gừng có thể gặp một số tác dụng phụ như: ợ nóng, đầy hơi, gây kích ứng miệng, buồn nôn, khó tiêu,…
Người bệnh nên kết hợp các cách sử dụng gừng với chế độ ăn uống và nghỉ ngơi khoa học để tăng cường sức đề kháng và rút ngắn thời gian trị bệnh.
Trường hợp đang sử dụng thuốc Tây y, người bệnh cao huyết áp nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng để tránh gặp phải biến chứng nguy hiểm.
Để giảm nhanh triệu chứng đau nhức đầu, có thể kết hợp cách dùng gừng với biện pháp xoa bóp, bấm huyệt.
Các cách dùng gừng trị đau đầu chỉ có tác dụng cao đối với trường hợp đau đầu, đau nửa đầu ở mức độ nhẹ. Do đó khi đầu đau dữ dội hoặc đau do các bệnh lý nguy hiểm gây ra cần đến cơ sở y tế thăm khám và điều trị.
Người bệnh có thể hoàn toàn chữa đau đầu bằng gừng tại nhà với 4 cách đơn giản trên đây. Tuy nhiên, hiệu quả của các cách trị bệnh này phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chính vì vậy, để chấm dứt hoàn toàn cơn đau đầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương pháp đặc trị tốt hơn.2