14/08/2021
Giá trị của chứng khoán quyền là gì?
🍃
Tham gia vào thị trường chứng khoán ngoài các loại chứng khoán cơ sở ra thì mọi người nên tìm hiểu thêm về giá trị chứng khoán quyền. Cụ thể các kiến thức liên quan về chứng khoán quyền đảm bảo bởi đây cũng là một trong những sản phẩm đầu tư khá hấp dẫn. Và để nắm rõ hơn về các kiến thức chứng khoán quyền là gì? cũng như quyết định có nên đầu tư không, mọi người hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Tìm hiểu về chứng khoán quyền là gì
Chứng khoán quyền là gì?
Chứng khoán quyền hay còn gọi là chứng quyền là một loại chứng khoán cho phép người sở hữu nó có quyền mua hoặc bán chứng khoán cơ sở cho tổ chức phát hành chứng quyền đó theo mức giá được xác định trước đó hoặc mua bán với mức giá tại hoặc trước thời điểm thời điểm đã được ấn định.
❄
Chứng quyền có đảm bảo là gì?
Chứng quyền có đảm bảo là chứng quyền được đảm bảo bởi tổ chức phát hành ra nó, và phương thức đảm bảo đó là bên công ty phát hành sẽ mua lại chứng khoán cơ sở trên thị trường.
Có thể phân làm 2 loại chứng quyền:
Chứng quyền mua – thu lợi nhuận dựa trên sự tăng giá của các loại chứng khoán cơ sở
Chứng quyền bán – Thu lợi dựa trên chiều giảm giá của chứng khoán cơ sở
Kết luật 1: Mọi người có thể hiểu về chứng khoán chứng quyền đó chính là không sở hữu cổ phiếu mà chỉ mua chứng nhận có sở hữu cổ phiếu vậy. Và sẽ dựa trên sự tăng giá hay giảm giá của chứng khoán cơ sở để nhận lợi nhuận.
🥀
Kết luận 2: Giá trị thanh khoản sẽ phụ thuộc vào bên phát hành chứng quyền. Đối với chứng quyền có đảm bảo sẽ có tính thanh khoản cao hơn.
Kết luận 3: Hiện nay ở Việt Nam đang triển khai loại chứng quyền mua, chưa có
Mọi người có chứng quyền mua và một thời gian sau nếu giá tăng lên nhiều so với giá thực hiện mua sẽ có lời còn nếu giá giảm thấp hơn so với thực hiện thì được xem là chứng quyền lỗ.
Có nên mua chứng khoán quyền không
Ưu điểm của chứng khoán quyền là gì?
Đối với chứng khoán quyền sẽ có những ưu điểm khác biệt sau đây, dựa vào các căn cứ này mọi người nên mua hay không nên mua.
🔥
Với chứng quyền mọi người có thể đặt lệnh cắt lỗ: Khi mua giá cao nhưng mọi người thấy giá có xu hướng đi xuống trước ngày đáo hạn thì có thể đặt lệnh cắt lỗ tại một thời điểm nào đó bất kỳ. => Giảm thiểu khả năng rủi ro cho nhà đầu tư.
Đầu tư vốn ít, khả năng sinh lời cao: Không cần mua cổ phiếu nhưng có ngay hình thức đầu tư nhận lời như cổ phiếu.
Đòn bẩy cao: Đòn bẩy cao là những gì mà nhà phát hành chứng quyền cấp cho nhà đầu tư, đây là cơ hội giúp bạn mua 1 mà lời 10 nhanh chóng.
Được đảm bảo tính thanh khoản nếu chọn mua chứng quyền có đảm bảo
Phương thức giao dịch linh hoạt: Mọi người có thể dùng chính tài khoản chứng khoán của mình để giao dịch trên sàn chứng khoán
Giao dịch chứng khoán quyền không cần thực hiện ký quỹ
💨
Hạn chế của chứng khoán quyền là gì?
Tuy nhiên, chứng quyền không hoàn toàn phù hợp với tất cả các nhà đầu tư, bởi nó còn khá nhiều hạn chế:
Rủi ro từ đòn bẩy cao: Đòn bẩy của chứng quyền cao hơn rất nhiều so với cổ phiếu, trái phiếu…vậy nên một khi thua lỗ thì tỷ lệ tổn thất sẽ rất lớn.
Thời gian đầu tư chứng quyền tương đối ngắn: Từ 3 tháng – 2 năm theo quy định của mỗi nhà phát hành, vậy nên bản thân nhà đầu tư khi đến đáo hạn cần cân nhắc nên giữ hay bán chứng quyền lại cho bên phát hành.
Lợi nhuận phụ thuộc nhiều vào thời gian nắm giữ chứng quyền: Bởi nếu trong thời gian dài thị trường sẽ có biến động mạnh, giá chứng quyền cũng biến động có khả năng tăng cao và ngược lại trong thời gian ngắn giá chứng quyền biến động thấp do tài sản cơ sở biến động thấp.
Chứng quyền có phải là chứng khoán phái sinh không?
Chứng khoản phái sinh là một hợp đồng tài chính mà trong đó sẽ có quy định rõ về quyền lợi của 2 bên giao dịch hợp đồng. Giá giao dịch sẽ được xác định tại thời điểm giao dịch ký kết và giá bán sẽ là ngày nào đó trong tương lai, được quy định cụ thể.
🍁
Chứng khoản phái sinh gồm các loại sản phẩm giao dịch sau:
Hợp đồng kỳ hạn (Forward)
Hợp đồng hoán đổi (Swap)
Hợp đồng tương lai (Future)
Hợp đồng quyền chọn (Option)
Trong đó, có lẽ chứng khoán quyền và hợp đồng tương lai có gì đó gần giống nhau nên rất nhiều người nhầm lần đây là một. Nhưng khẳng định với mọi người luôn đây 2 sản phẩm này là hoàn toàn khác nhau dù có một số nét tương đồng.
🍁
Chứng quyền có đảm bảo Hợp đồng tương lai
– Do tổ chức tài chính phát hành
– Giao dịch ở thị trường cơ sở và dùng tài khoản cổ phiếu để giao dịch
– Do tổ chức tài chính phát hành quy định, mỗi sản phẩm khác nhau sẽ có quy định khác nhau
– Khối lượng giao dịch được quy định cụ thể ngay từ đầu
– Không yêu cầu phải ký quỹ – Sở giao dịch chứng khoán phát hành
– Thị trường phái sinh và bắt buộc mở tài khoản HĐTL để giao dịch
– Có quy định do sở GDCK ban hành và áp dụng chung
– Khối lượng giao dịch phụ thuộc vào cung cầu do bên cung cấp sản phẩm
– Yêu cầu ký quỹ ban đầu và phải duy trì theo thời gian đầu tư quy định
Về cơ bản là rất khác nhau, vậy nên bản thân người đầu tư nên biết cân nhắc so cho phù hợp, dù có điểm chung là việc lợi nhuận thu được như thế nào là dựa vào việc tăng hay giảm giá ở tương lai so với thời điểm thực hiện mua.
🌿
Cách đầu tư chứng khoán quyền đảm bảo cho người mới
Để đầu tư chứng quyền hiệu quả mọi người cần tìm hiểu rất nhiều vấn đề, dưới đây là những thông tin cơ bản nhất cũng là kiến thức cần nắm khi đầu tư vào chứng quyền đảm bảo.
☂
Cách đọc mã chứng quyền
Trước hết khi mọi người lên các sàn giao dịch chứng quyền của các công ty phát hành mọi người cần biết cách đọc các mã chứng quyền, bởi trên đó sẽ không ghi rõ mà sẽ ghi theo mã và dưới đây là cách đọc mã nhanh nhất.
Ví dụ 1 mã chứng quyền có cấu trúc như sau: Mã CUUUYYRR
C: Call/Put có nghĩa là C – Call chứng quyền mua và P- Put là chứng quyền bán
UUU: 3 ký tự tiếp đó chính là mã chứng khoản cơ sở, mỗi công ty đều có mã chứng khoản riêng.
YY – Year : Năm phát hành hoặc đáo hạn chứng quyền
RR: là đợt phát hành trong năm của chứng quyền cho cùng 1 tài sản cơ sở , nếu là 01 là đợt phát hành thứ nhất, nếu là 03 thì đợt phát hành là thứ 3.
Cách xem và đánh giá thông tin chứng quyền
Sau khi xem xong thông tin về mã và để chọn được mã chứng quyền mua phù hợp bản thân mọi người cần nghiên cứu, phân tích rõ mã chứng quyền đó như thế nào mới quyết định mua, bởi không phải mã chứng quyền nào được bán cũng đều tốt cả.
Cũng nên định giá như cách mà mọi người mua cổ phiếu vậy, như vậy mới có thể nhìn được tương lai của chứng quyền đó tăng hay giảm. Vậy cần xem những gì, đó là:
Chứng khoán cơ sở
Giá chứng quyền
Giá thực hiện
Giá thanh toán
Tỷ lệ chuyển đổi
Thời hạn chứng quyền
Ngày giao dịch cuối cung
Ngày đáo hạn 💫
Ngày thanh toán
🌊
Định giá chứng quyền
Trước khi mua chứng quyền bản thân mọi người cần hiểu rõ về cách định giá chứng quyền như vậy mới có thể nắm bắt được mức đầu tư, cũng như cân bằng tài chính của bản thân để giao dịch được. Và để định giá chính xác mọi người thực hiện nhanh như sau:
Các yếu tố để định giá chứng quyền
Giá cổ phiếu hiện tại
Giá thực hiện quyền
Thời gian còn lại đến kỳ đáo hạn
Lãi suất phí rủi ro
Độ lệch chuẩn
Tỷ lệ chuyển đổi
GIÁ CHỨNG QUYỀN = GIÁ NỘI TẠI + GIÁ TRỊ THỜI GIAN
🌵
Trong đó:
Giá trị nội tại: giá phản ánh chênh lệch giữa giá thực hiện và thị trường của cổ phiếu
Giá trị thời gian: Phản ảnh khả năng chứng quyền còn tăng giá trong thời gian còn lại của chứng quyền. Giảm theo thời gian còn lại của chứng quyền và bằng 0 vào ngày đáo hạn.
Cách tính lỗ/lãi chứng quyền
Trước khi tính lỗ lãi như thế nào mọi người cần tìm hiểu về các trạng thái giá của chứng quyền, như vậy có thể dự đoán hoặc toán được thời điểm cắt lỗ nếu có nguy cơ giá giảm thấp xảy ra.
Có lãi khi: Trước ngày đáo hạn giá bán > giá mua và trong ngày đáo hạn thì Giá chứng khoán cơ sở > giá thực hiện
Sẽ lỗ khi: Trước ngày đáo hạn giá bán < giá mua và trong ngày đáo hạn thì Giá chứng khoán cơ sở < giá thực hiện
Hòa vốn: Trước ngày đáo hạn giá bán = giá mua và trong ngày đáo hạn thì Giá chứng khoán cơ sở = giá thực hiện
Cách tính sẽ được thực hiện như sau:
Cách tính lỗ/lãi giao dịch trước ngày đáo hạn:
Lợi nhuận ròng = ( giá chứng quyền hiện tại – giá mua) x Số lượng chứng quyền
Cách tính lỗ/ lãi khi giao dịch trong ngày đáo hạn:
Lợi nhuận ròng =[ (Giá chứng khoán cơ sở – giá thực hiện) – Tỷ lệ chuyển đổi – Giá chứng quyền] x Số lượng chứng quyền mua
Theo dõi thông tin chứng khoán cơ sở
Cuối cùng đó là không quên việc theo dõi thông tin, mọi người theo dõi thông tin ở đây là để xem tình hình cũng như xu hướng giá chứng quyền như thế nào. Như đã nói trên thì để theo dõi thì cần tập trung vào tài sản chứng khoán cơ sở của công ty phát hành ra nó. Việc xem xét các khía cạnh, tình hình hoạt động của doanh nghiệp/ công ty đó rất quan trọng.
Bên cạnh việc theo dõi thị trường mọi người cần bám sát thị trường để có thể nắm bắt thông tin hàng ngày, kịp thời đưa ra quyết định cắt lỗ phù hợp tránh các trường hợp mất giá. Nhưng cũng không thể dựa vào thị trường mà mọi người còn phải kiên trì, bởi giá của chứng quyền không chỉ dựa thị trường mà còn dựa vào thời gian. Theo kinh nghiệm của nhiều người thì đây chính thời gian đáo hạn càng dài càng có lợi cho nhà đầu tư.
Mua chứng khoán quyền ở đâu uy tín
Trước khi mọi người nhắm vào mua chứng quyền nào thì cần chọn nơi mua chứng quyền cho an toàn và uy tín, bởi không phải công ty phát hành nào cũng sẽ an toàn. Và để mua chứng khoán quyền uy tín thì mọi người cần dựa trên nhiều tiêu chí.
Hiện nay chứng quyền được nhiều công ty chứng khoán, ngân hàng phát hành mọi người lên xem bảng giá chứng quyền tại các công ty môi giới chứng khoán, sau đó xem các mã chứng quyền và lựa chọn loại phù hợp với mình. Và dưới đây là một số tổ chức phát hành chứng quyền có đảm bảo đáng tin:
Sàn chứng khoán HNX
Sàn chứng khoán HOSE
Sàn chứng khoán MSSB
Công ty chứng khoán Techcombank – TCBS
Công ty chứng khoán Vietcombank – VCBS
Công ty chứng khoán VnDirect
Công ty chứng khoán SSI
Đa số các công ty chứng khoán hiện nay có giao dịch chứng quyền nhanh chóng, đơn giản và rất uy tín vậy nên mọi người nên tìm đến nhưng công ty lớn, có uy tín hoặc có thể chọn giao dịch ở công ty chứng khoán mà mình có tài khoản giao dịch cổ phiếu để thuận tiện hơn trong việc đầu tư.
Yếu tố tác động đến giá chứng khoán quyền là gì?
Nếu đã đầu tư thì mọi người nên biết những yếu tố nào tác động đến sản phẩm giao dịch của mình, qua đó mới có thể đảm bảo việc phân tích, dự đoán xu hướng đầu tư chính xác nhất có thể. Và dưới đây là những yếu tố tác động đến giá chứng khoán quyền đảm bảo:
Giá chứng khoán quyền và giá thực hiện: Nhìn vào các tính giá thì bạn cũng sẽ nhận biết được yếu tố nào tác động đến giá. Thì đây là 2 yếu tố đầu tiên tác động trực tiếp nhất, bởi chỉ nhìn vào sự chênh lệch của 2 mức giá này thì có thể biết được giá của chứng quyền như thế nào.
Thời gian đáo hạn : Thời gian đáo hạn càng dài thì giá chứng quyền càng cao, bởi theo thời gian dài thì tài sản cơ sở giao dịch sẽ có sự biến động mạnh và ngược lại nhưng cũng không ngoài vấn đề thời gian kéo dài có thể khiến giá giảm mạnh, vậy nên phải theo dõi sát thị trường.
Biến động giá của chứng khoán cơ sở: Nói chính xác thì việc đầu tư chứng quyền là dựa trên sự tăng giá của chứng khoán cơ sở đẻ kiếm lời và thị trường này biến động có nghĩa là chứng quyền cũng sẽ có sự biến động theo đó.
Bên cạnh sự biến động về giá thì mọi người cần phải cân nhắc thêm về các rủi ro tính thanh khoản của chứng quyền, bởi đôi khi sẽ khá vướng mắc về tính thanh khoản với bên công ty phát hành chứng quyền.
Với những thông tin về giá trị chứng khoán quyền trên đây hy vọng đem đến cho mọi người những thông tin hữu ích nhất, giúp việc đầu tư vào chứng quyền được hiệu quả hơn. Đối với sàn phẩm chứng quyền thì có thể xem đây là một trong những công cụ đầu tư khá hữu hiệu, hiện ở nước ngoài được nhiều người đầu tư.