25/09/2021
ĐỌC NGAY KHÔNG PHÍ
LƯU Ý KHI DÙNG TINH DẦU HỮU CƠ TRỊ LIỆU
🍂🍂🍂🍂🍂🍂🍂🍂🍂🍂🍂🍂🍂🍂🍂🍂
Trước khi mình biết đến BareOils của Yorhealth, mình cũng chỉ biết sơ sài công dụng một vài loại tinh dầu phổ biến, còn nghĩ đơn giản là chỉ có lavender là loại tinh dầu có thể xoa trực tiếp lên da. Tuy nhiên giờ kiến thức về tinh dầu đã lên rất nhiều, nếu không nói là kiến thức cơ bản toàn diện nhất về tinh dầu mình đã rõ. Bài này mình xin chia sẻ lại những lưu ý khi dùng tinh dầu trị liệu hữu cơ USDA thuần khiết nhé:
🌼 Ngoài lavender, còn có rất nhiều tinh dầu có thể thoa trực tiếp lên da an toàn, không cần pha loãng với dầu nền như: Clary Sage, Cypress, Frankincense, Melaleuca, Melissa, Rose, Ylang Ylang, Cam (tránh ra nắng). Tuy nhiên, cách sử dụng TỐT NHẤT đối với thoa lên da thì vẫn là pha loãng với dầu nền tách béo (dầu dẫn) theo tỷ lệ, giúp dầu thẩm thấu vào bên trong cơ thể, tiết kiệm dầu hơn, hiệu quả cao hơn vì tinh dầu thuần khiết có tính thăng hoa nên bay hơi rất nhanh.
🌼 Nếu tinh dầu dính vào mắt hoặc làm nóng rát da, cách tốt nhất để rửa hoặc làm dịu là dùng DẦU thực vật tinh khiết (như dầu dừa tách béo hữu cơ) đắp lên khu vực da bị tổn thương hoặc mắt. Tuyệt đối KHÔNG được dùng nước để rửa vì điều này có thể làm tinh dầu thấm sâu hơn vào da. Nếu không có dầu dừa tách béo sẵn thì có thể dùng dầu ăn an toàn khác.
🌼 Cục quản lý thuốc và thực phẩm FDA đã cho phép tinh dầu được sử dụng cho đường uống và cho phép chúng vào danh mục GRAS ( Generally Recognized As Safe for human consumption) tạm dịch là thường được công nhận là an toàn cho người tiêu dùng, FA (Food Additive- phụ gia thực phẩm ), or FL (Flavoring agent- chất hương liệu). Những chỉ định này được liệt kê dưới mục “Sử dụng bằng đường uống như Bổ sung Chế độ ăn uống” (Oral Use As Dietary Supplement) cho mỗi loại dầu trong phần tinh dầu đơn lẻ.
🌼 Sử dụng tinh dầu họ citrus như chanh (lemon), cam (orange), hạt nho (grapefruit), cam bergamot, v.v…trước hoặc trong quá trình phơi nắng hoặc tia UV ( như tắm nắng…) có thể gây ra ửng đỏ, thay đổi sắc tố da, thậm chí là cháy da. Vui lòng xem thêm thông tin an toàn sử dụng của mỗi loại tinh dầu để biết thêm chi tiết. Khi mới bắt đầu sử dụng, nên thử trước một lượng nhỏ tinh dầu pha loãng lên vùng da tay, tránh sử dụng nhiều loại 1 lúc.
🌼 Phụ nữ mang thai nên tránh các loại tinh dầu tăng cường hoocmôn sinh lý như clary Sage, Fennel…Những loại dầu này chứa các thành phần hoá học kích thích hoạt động hoocmôn, có thể kích thích các phản ứng sinh hoá, mặc dù chưa có ghi nhận nào xảy ra ở con người.
🌼 Đặc biệt thận trọng khi sử dụng các loại tinh dầu mạnh sau đây: cinnamon (quế), lemongrass (sả chanh), oregano (rau kinh giới), thyme (cỏ xạ hương)…Cách tốt nhất khi sử dụng những loại dầu này là pha thật loãng với dầu nền tách béo.
🌼 Cẩn thận cao độ khi khuếch tán tinh dầu cinnamon (quế) hoặc cassia (trái bả đậu), vì nó có thể làm nóng rát mũi bạn nếu bạn đặt mũi trực tiếp gần ống phun sương của máy khuyếch tán khi làn sương được phun ra.
🌼 Huyết áp thấp nên dùng Rosemary (Hương Thảo), hạn chế dùng Pepermint (Bạc Hà).
🌼 Huyết áp cao nên dùng Lemon (Chanh), hạn chế dùng Rosemay (Hương Thảo).
🌼 Less is often better (Ít tốt hơn nhiều): Sử dụng 1-3 giọt tinh dầu và không vượt quá 6 giọt tinh dầu cho mỗi lần dùng. Trộn và xoa chúng theo chiều kim đồng hồ.
🌼 Khi sử dụng tinh dầu cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, pha loãng 1-2 giọt tinh dầu nguyên chất với 5-15 giọt dầu nền tách béo ( như dầu dừa tách béo hữu cơ càng tốt). Nếu dùng tinh dầu trong bồn tắm, thì phải luôn luôn sử dụng chất gel tắm như chất hoà tan dầu. Xem thêm phần (Children and Infants – Trẻ em và Sơ Sinh ) để biết thêm chi tiết những loại tinh dầu tốt cho đối tượng này.
🌼 Tinh dầu thẩm thấu vào cơ thể nhanh nhất qua đường hít (thông qua khứu giác) và nhanh thứ nhì là thông qua thoa lên bàn chân và sau 2 hõm tai. Càng nhiều lớp tinh dầu càng thẩm thấu nhiều hơn.
🌼 Tuổi thọ của 1 tế bào là 120 ngày ( khoảng 4 tháng ). Khi các tế bào phân chia, nó tạo ra những tế bào giống nhau. Nếu một tế bào gặp vấn đề, nhiều tế bào xấu sẽ được tạo ra. Khi chúng ta dừng sự gia tăng những tế bào xấu, chúng ta sẽ khỏi bệnh. Tinh dầu có thể thẩm thấu và mang chất dinh dưỡng qua màng tế bào đến nhân tế bào và cải thiện sức khoẻ của tế bào đó.
🌼 Tránh xa tinh dầu khỏi ánh nắng trực tiếp và nhiệt độ cao trên 30 độ C. Nếu được bảo quan trong môi trường tối và mát, tinh dầu có thể bảo quản được vài năm hoặc không có hạn sử dụng khi chưa mở nắp hoặc càng để lâu càng tốt (như các loại tinh dầu hữu cơ của BareOils).
🌼 Để tinh dầu tránh xa tầm tay của trẻ em. Nếu trẻ em lỡ nuốt phải một lượng lớn tinh dầu thì cần cho trẻ uống thêm những loại thực phẩm có thể hoà tan dầu như sữa, kem…sau đó gọi điện cấp cứu gần nhất. Một vài giọt tinh dầu trị liệu hữu cơ tinh khiết không làm đe doạ sự sống, nhưng cẩn thận vẫn trên hết.
🌼 Danh sách các loại tinh dầu an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: cypress (cây bách), frankincense (hương trầm), geranium (hoa phong lữ), ginger (gừng), lavender (oải hương), lemon (chanh) (tránh nắng khi thoa lên da), marjoram (lá kinh giới), melaleuca (tràm trà), organe (cam- tránh nắng khi thoa lên da), rosemary (hương thảo- phải pha loãng với dầu nền), sandalwood (gỗ đàn hương), thyme (cỏ xạ hương), và ylang ylang (Ngọc lan tây).
🌼 Danh sách các loại tinh dầu không nên dùng khi mang thai: Basil (húng quế Tây), Wintergreen (Lộc đề xanh), Wormwood (ngải cứu), Rose (hoa hồng), Cedarwood (hoàng đàn), Clary Sage (Xô thơm), Cypress (Trăc bách diệp), Juniper Berry (Đỗ tùng), Melissa (Tía tô đất), Thyme ( Xạ hương), Rosemary ( Hương Thảo), vẫn dùng được Pepermint (Bạc Hà) nhưng tham khảo ý kiến cố vấn sức khoẻ.
🍀 Tham khảo thêm tác dụng của tinh dầu trị liệu với sức khoẻ:
1. Sách Mordern Essential Oils tái bản thứ 10, Link sách:
https://www.amazon.com/.../dp/193770288X/ref=mp_s_a_1_4...
2. Bác sĩ đông dược Dr.Josh Axe
https://draxe.com/about-dr-josh-axe/
3. Giáo sư tiến sĩ nổi tiếng về thảo dược học, Dr.Zepf:
http://drzepf.com
4. Các hiệp hội, tổ chức tinh dầu, hương thơm
http://naha.org
http://ifrafragrance.org
https://www.fgb.com.au/content/history-essential-oils
5. Trường đào tạo có chứng nhận :
https://aromaticstudies.com/
6. Nơi tổng hợp nhiều nguồn:
https://www.uofmhealth.org/health-library/ncicdr0000441069
Ps: Đây là công sức nghiên cứu, tìm tòi rất kỳ công của chị Bích Thảo (TP.HCM), một người rất say mê tinh dầu hữu cơ trị liệu. Mình lưu trữ và nay chia sẻ cho mọi người cùng sử dụng. Biết ơn chị Bích Thảo! ❤❤