Cám Chim Cao Cấp Xuân Hưởng

  • Home
  • Cám Chim Cao Cấp Xuân Hưởng

Cám Chim Cao Cấp Xuân Hưởng Chuyên cung cấp thức ăn tươi cao cấp cho chim cảnh. Sản xuất số lượng lớn, đảm bảo đầy đủ nhu cầu cho anh em trên toàn quốc.

09/03/2022

🐛HẠT CÀO CÀO - HẠT DẾ- HẠT SÂU NON - SIÊU HÓT
Khuyến Mãi shock tới nóc: Mua 2 Tặng 1
Ưu Đãi : Miễn Phí vận chuyển toàn quốc
--------
Thành Phần : Cào cào, sâu, dế tươi nguyên chất, trứng gà, khoáng đa vi lượng...
👉 Giúp chim khoẻ, bền lực, hấp thụ tốt, đạt lửa nhanh và giữ lữa tốt.
👉 Chim thi đấu ổn định, bền bỉ.
👉 Chim thay lông mượt, đen óng và đít đỏ.
👉 Giúp CHIẾN BINH có được bộ lông CHẮC, KHỎE, ỔN ĐỊNH
--------
✔️ Vô cùng tiện lợi và tiết kiệm, bảo quản lâu dài
✔️ Giải pháp tối ưu trong việc thiếu hụt mồi tươi
✔️ Vô cùng hiệu quả
✔️ Được ưa thích nhất hiện nay
-----------
☎️HOTLINE ĐẶT HÀNG : 0705 845 392
☎️Để Lại Số Điện Thoại để được Tư Vấn và Đặt Mua ngay Hôm Nay

09/03/2022

🐛HẠT CÀO CÀO - HẠT DẾ- HẠT SÂU NON - SIÊU HÓT
☎️HOTLINE ĐẶT HÀNG : 0705 845 392
---------
Thành Phần : Từ cào cào,dế,sâu non...
👉Giúp chim khoẻ, bền lực, hấp thụ tốt, đạt lửa nhanh và giữ lữa tốt.
👉Chim thi đấu ổn định, bền bỉ.
👉Chim thay lông mượt, đen óng và đít đỏ.
👉Giúp CHIẾN BINH có được bộ lông CHẮC, KHỎE, ỔN ĐỊNH
Được kiểm tra hàng hóa khi thanh toán
----------
Khuyến Mãi : Mua 2 Tặng 1
Ưu Đãi : Miễn Phí vận chuyển toàn quốc
☎️Để Lại Số Điện Thoại để được Tư Vấn và Đặt Mua ngay Hôm Nay

08/03/2022

Những loại bệnh ở Chim thường gặp và cách điều trị

Vì không có nhiều nơi khám bệnh cho Chim nên nhiều khi Chim của bạn xảy ra vấn đề, bạn đều phải tự giải quyết. Điều quan trọng cần lưu ý là mọi người đều có phương pháp riêng, vì vậy nhiều phương pháp xử lý không thể dùng để áp dụng đại trà mà chỉ đóng vai trò là tài liệu tham khảo.

Khi bạn gặp phải những vấn đề phổ biến này, đừng vội vàng, bạn có thể thực hiện một số biện pháp nhất định là có thể kiểm soát tình trạng bệnh. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé
1. Nhổ lông
Những chú Chim mới được đưa vào lồng nuôi và ít vận động rất dễ xảy ra tình trạng này. Các triệu chứng chính của bệnh là chúng sẽ tự “rỉa” lông đuôi và lông cánh. Cách điều trị như sau:

Thường xuyên thêm thực phẩm bổ sung như rau xanh, hoa quả vào bữa ăn hàng ngày, thường là cà chua, dưa chuột, táo, lá,…
Tìm rễ cây Mần tưới hoặc rễ cây cỏ tranh, đập, ngâm, chắt lấy nước và dùng làm nước uống hàng ngày cho Chim. Nếu không có điều kiện, bạn có thể dùng tre tươi thông thường để thay thế.
Tắm cho Chim bằng giấm trắng để diệt ngoại ký sinh trùng, có thể sử dụng thuốc tẩy giun để diệt nội ký sinh trùng, hòa 1/5 viên thuốc vào 1 cốc nước một phần năm giun đường ruột có thể được trao đổi với một cốc nước, lặp lại hai lần để diệt sạch giun.

2. Tiêu chảy:
Tiêu chảy cấp: Phân Chim ở dạng lỏng hoàn toàn có màu đen hoặc vàng, hoặc đi ngoài ra máu. Chim sẽ “xuống sắc” nhanh chóng. Đây là trường hợp nghiêm trọng. Tại thời điểm này, chủ nuôi có thể hòa Amoxicillin dạng viên nang vào nước (khoảng 1/5 viên thuốc hòa vào vài giọt nước) hoặc tiêm Gentamicin, trực tiếp đưa chim ra khỏi lồng và bón thuốc, Chim có thể chất tốt hơn có thể sống sót.
Tiêu chảy mãn tính: Chim bài tiết ra phân lỏng, phân đen, phân xanh hoặc bài tiết ra máu. Trong trường hợp này, có thể cho Chim dùng nước ngâm Oxytetracycline. Nếu vẫn không khỏi, hãy sử dụng viên nang Ribavirin và Roxithromycin (1/5 viên) hòa ra 1 cốc nước và bón cho Chim. Chú ý đến độ sạch của nước và ngăn nước biến chất.
Cảm lạnh
Các triệu chứng phổ biến của cảm lạnh ở Chim là gà gật, rụng lông, nước mắt trắng đục, luôn có nước trong mũi. Để điều trị cảm lạnh, bạn nên sử dụng viên nang Amoxicillin (1%) hòa vào nước cho chim ăn. Ngoài ra, bạn nên thêm 1/4 viên nang Ribavirin (Moroxydine) vào cốc, và bạn có thể pha Rễ bản lam cho Chim uống.

3. Giọng khàn
Các triệu chứng nhẹ: Cho Chim ăn nước ngâm từ Hoa kim ngân, Rễ bản lam, lá tre vàng,…
Tình trạng nặng: Dùng Amoxicillin (1/5 viên) ngâm trong một cốc nước, cho Chim dùng trong vòng 1 tuần, sau khi bệnh tình giảm thì chuyển sang điều trị nhẹ.

4. Loét miệng
Loét miệng là chỉ tình trạng gốc mỏ bị viêm và mọc mụn mủ, bệnh thường do bị muỗi đốt gây ra. Nên đưa Chim vào nhà để tránh muỗi vào ban đêm. Ví dụ, nếu mụn mủ lớn hơn, hãy dùng kim tiêm để chọc bọc mủ, loại bỏ mủ, sau đó dùng Amoxicillin chống viêm.

5. Demodex máu
Demodex là loại ký sinh trùng vô cùng cứng đầu, chúng có ảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe của Chim. Loại kí sinh ttrùng này sống trong các khe hở của lồng chim vào ban ngày và ra ngoài hút máu vào ban đêm. Thông thường khi bạn mở lồng Chim vào buổi sáng, bạn có thể nhìn thấy những đám bọ bay ra. Để tiêu diệt chúng, bạn có thể sử dụng thuốc diệt côn trùng.

Xịt ba lần thuốc vào nước tắm cho Chim, rửa sạch lồng, phơi khô và phun thuốc diệt côn trùng rồi đợi khô trong hai mươi phút. Thực hiện khoảng ba lần, bệnh có thể được cải thiện tốt hơn. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, không nên đặt chuồng trên mặt đất, khi để Chim ra ngoài, cố gắng tránh các khu vực tối tăm, không cho Gà tiếp xúc với Chim.

6. Bệnh khởi phát cấp tính
Một số loài Chim sẽ xuất hiện các triệu chứng cấp tính. Các triệu chứng thường bắt đầu ở Chim khi mặt trời chiếu sáng mạnh vào buổi chiều. Có thể trước đó Chim vẫn rất tốt, nhưng có thể lập tức co giật mà không có dấu hiệu gì. Sau khi thấy Chim xuất hiện hiện tượng này, ngay lập tức sử dụng nước lạnh đổ lên Chim để kích thích chúng, nhưng liệu chúng có thể vượt qua hay không còn phải phụ thuộc vào chính chúng.

CHIA SẺ KINH NGHIỆM KHI CHĂM SÓC VÀ THI ĐẤU CHIM VÀNH KHUYÊN ( TRẦN HÙNG CHỌN LỌC SƯU TẦM )Tham gia các cuộc thi và rút ...
07/03/2022

CHIA SẺ KINH NGHIỆM KHI CHĂM SÓC VÀ THI ĐẤU CHIM VÀNH KHUYÊN ( TRẦN HÙNG CHỌN LỌC SƯU TẦM )

Tham gia các cuộc thi và rút ra được một số kinh nghiệm xương máu chia sẻ với anh em :
1. Trước ngày thi thì phải om chim chăm chim (phải biết đánh giá tình trạng chim cụ thể mà điều chim). Cái này tùy vào kinh nghiệm từng người và quan trọng nhất là tùy vào con chim cụ thể và tình trạng con chim ấy vào thời điểm cụ thể. Muốn điều được chim phải biết rõ con chim và muốn biết rõ thì thông thường phải cầm ( nuôi) con chim đó 1 năm trở lên.
Mình có 1 con khuyên mua lại của chủ chim-người ta đã kiếm được nhiều cờ từ chú chim này. Mình muốn mua nó nhưng chủ chim không bán. Khi có ý định mua Mình cố tình đến nhà chủ chim trước khi thi 1 -2 ngày thì thấy chim được treo tại phòng khách cách mặt đất 1m và trong lồng 1 lồng đầy dế lột để cho chim ăn kèm hoa quả-trong lòng nghĩ đây là bí quyết đây ghi nhớ luôn. Sau đó ít lâu mình mua được nó và khi chuẩn bị mang nó đi thi lần đầu tiên áp dụng đúng kinh nghiệm học lỏm mắt thấy tai nghe với chú chim cụ thể này lcho ăn dế lột thả phanh trước ngày thi. Kết quả em nó thi rớt chỉ vào hết vòng 2 thì hết pin. Về nhà suy nghĩ và ngộ ra như phần trên đã nói phải biết đánh giá tình trạng chim cụ thể mà điều chim. Trước ở nhà chủ cũ chim quá căng - nói chính xác là điểm rơi phong độ đén sớm hơn ngày thi nên mới phải dùng dế- đến lượt mình đáng phải dồn cho căng đỉnh thì lại dùng dế nên phản tác dụng.
2 .Thời gian cho chim líu hàng ngày và ngày thi đấu ?
Lần khác khi thi khuyên mình trong ban giám khảo-ban tổ chức. Om chim ok hết rồi. Giờ thi chim là 9h sáng. Vì trong ban tổ chức nên phải đến sớm chuẩn bị cơ sở vật chất cho cuộc thi, sát giờ thi còn phải bán số báo danh nữa nên mình có mặt từ sớm. 5h30 sáng có mặt ở địa điểm thi rồi , đến nơi là tất bật công việc. 2 con Chim đóng áo lồng đặt đất để bên dưới dàn treo chim thi từ lúc 5h30. Dù đóng áo đồng và đặt đất nhưng chim căng và ở đó có vài em khuyên của các đ/c khác cũng thuộc ban tổ chức. Thế là đóng áo lồng và cứ líu đấu. mình cũng không để ý. nhưng một số anh em để ý thì nói với mình sát lúc thi là chim anh ngon quá căng xé líu suốt khi để đất. Đến khi thi 2 con vào đến vòng 3 lại hết pin.
Ngẫm lại là do để chim líu đấu từ 5h30 đến 9h dù đóng áo lồng nên chim mất sức . Đến lúc thi hết 2 vòng không còn thể lực nữa.
kinh nghiệm rút ra là đi thi đến vừa đúng giờ- đến sớm nghe tiếng chim lạ thế nào nó găng nó cũng líu đấu trước khi thi mất sức. nếu trước khi thi chim cứ líu dù đóng áo lồng thì mở áo lồng ra cầm trên tay hoặc vỗ nhẹ vào lồng để chim không líu, giành sức cho chim khi bắt đầu thi mới để líu
3. Cho chim ăn hoa quả và mồi tươi như thế nào trong lúc thi đấu?
Lại lần khác trước hôm thi 1ngày theo thông lệ phải cho chim ăn cam . nhưng nhà không có cam nên lấy 1 múi bưởi cho em nó ăn. Hôm áy thi đến vòng đấu loại trực tiếp vào top 10, nếu qua vòng này là có cờ rồi ( cờ top ten). thời gian đấu loại là 5 phút. treo lên em khuyên sổ được 2 - 3mỏ thì không nhìn thấy đâu nữa trên cầu không có khuyên. Đến phút cuối cùng lại thấy em nó lên cầu bắn như điên nhưng tất nhiên không kịp. Bị loại. Hóa ra hôm trước cho ăn bưởi nên có tép bưởi rơi ở đáy lồng . sáng ra đã bỏ múi bưởi ra nhưng lười không thay lồng và giấy lót nên dưới còn tép bưởi rơi ở đáy lồng. Đi thi trời nắng nóng tháng 7 đến vòng đấu loại trực tiếp em nó thèm bưởi nên đáng ra đứng cầu mà bắn thì rúc đáy nhặt tép bưởi rơi để ăn.
Kinh nghiệm rút ra là truớc khi thi để ống nước dạng mút thôi không để cóng nyước và hoa quả -nếu tranh thủ lúc nghỉ giữa các đợt đút hoa quả vào rồi ăn xong lấy ra ngay không để hoa quả trong lồng khi đang thi -tránh trường hơp nóng đói chim ăn hoa quả hoặc tắm cóng khi đang thi.
*
MỘT SỐ CÁCH THAM GIA THI ĐẤU NHANH
1. Cách cho người Nhanh và có tiền:
Chọn sẵn những em chim ngon lành cành đào rồi của anh em đi dãi ở tụ điểm đông về chăm mà tốt nhất là chọn em nào có cờ rồi đấy . Tuy nhiên kể cả chọn em vừa ăn cờ giải nhất tuần trước tuần này mình mang đi thi thì xác suất ăn cờ tiếp cũng chỉ 20% thôi. Vì sao:
- chim lạ chủ bao giờ cũng xuống phong độ thay tay nuôi mà
- Chưa biết gì về con chim cả nên không thể điều được con chim căng đỉnh
- Chim bị chủ cũ cho ăn cám kích loại quá kích nên qua ngày thi là xuống phong độ ngay
Nên kinh nghiệm cần lưu ý khi mua loại này ( Tất nhiên mua loại này phải có tiền vì những chú chim hay không bao giờ mua được giá rẻ chỉ có thể mua đắt hoặc mua đúng giá mà thôi)
+ Tìm hiểu rõ chú chim định mua, và chủ yếu là thông tin không từ chủ bán chim mà ở các anh em biết chú chim đó hoặc chủ trước nữa chứ không phải chủ hiện tại để biết nết chơi, tập tính, đặc điểm của nó
+ ( Quan trọng nhất) chủ hiện nay thường xuyên cho chim ăn cám gì, chỉ được mua những con chim ăn cám tầm

05/03/2022
🔥🔥🔥 SIÊU KHUYẾN MẠI: MUA 2 TẶNG 1⚡⚡⚡ MIỄN PHÍ GIAO HÀNG TOÀN QUỐC📞📞📞 LH đặt hàng: 0705 845 392 hoặc inbox SĐT...
03/03/2022

🔥🔥🔥 SIÊU KHUYẾN MẠI: MUA 2 TẶNG 1
⚡⚡⚡ MIỄN PHÍ GIAO HÀNG TOÀN QUỐC
📞📞📞 LH đặt hàng: 0705 845 392 hoặc inbox SĐT để được tư vấn!
----------------------------------------
THÔNG TIN SẢN PHẨM:
Thành phần: Sản phẩm được tạo ra với 80% là cào cào, sâu, dế tươi nguyên chất với 20% trứng gà, khoáng đa vi lượng và nguyên liệu tạo kết dính.
Đóng gói: Túi 500g
Thương hiệu: Xuân Hưởng
Xuất xứ: Việt Nam
Công dụng: Bổ sung dinh dưỡng cho chim cảnh và thay thế cho côn trùng cào cào. Cung cấp năng lượng cho chim thi đấu, mượt lông, căng, bền lửa. Rất tốt cho chim thay lông, vô lửa.
Cách dùng: Cho cống riêng hoặc trộn chung với cám ăn thường xuyên. Duy trì ổn định lửa và mượt lông khi thay lông.
Ưu điểm: Tiện lợi, đảm bảo chất dinh dưỡng. Giữ lại tối đa các chất có trong nguyên liệu.

Những Điều Cần Chú Ý Cho Người Mới Nuôi Chim Cảnh1. Phân loại chim cảnh Việt Nam:Chim cảnh được chia làm 3 loại chim bổi...
03/03/2022

Những Điều Cần Chú Ý Cho Người Mới Nuôi Chim Cảnh
1. Phân loại chim cảnh Việt Nam:
Chim cảnh được chia làm 3 loại chim bổi, chim chuyền và chim con:
Chim bổi: Là những con chim đã trưởng thành bắt được từ thiên nhiên nhược điểm của loại này là rất khó nuôi, khó thuần dưỡng, cơ hội sống sót của loài chim này không cao nhưng lại có giọng hót hay và giữ được giọng của chim rừng.
Chim chuyền: Là những con chim vừa mới trưởng thành loại này có ưu điểm dễ nuôi và dễ tập cho quen người tuy nhiên có nhược điểm là giọng rừng và phải siêng mang chim đi dợt thì chim mới hót hay.
Chim con: Được nuôi từ nhỏ tuy nhiên trong thời gian đầu nuôi rất vất vả nhưng chim rất khôn và dạn dĩ giống chim chuyền.
2.Chọn loại chim cảnh hót:
Hãy xác định bạn nuôi chim cảnh hót là để nghe chim hót, nhiều người mua chọn chim cảnh hót thường chọn những loại màu sắc sặc sỡ sau một thời gian sẽ chán vì đó là những loại chim chỉ để nuôi làm cảnh. Chim chỉ hót được khi được nuôi riêng một lồng và thông thường chỉ có chim trống mới hót hay chính vì thế bạn nên chọn lựa cho kỹ và xác định mình nuôi chim với tiêu chí gì.
3.Chọn lồng cho chim hót:
Việc chọn lồng cho chim cảnh hót hay cũng rất quan trọng bởi tùy từng loại chim mà ta chọn kích cỡ lồng khác nhau. Nếu lồng rộng quá chim sẽ nhát và khó thuần, ngược lại nếu lồng chật quá sẽ làm hư lồng và chim không được thoải mái. Theo những người có kinh nghiệm nuôi chim lâu năm thì chim mới mua về nên có áo lồng để chim không bị nhát và áo lồng sẽ được mở từ từ cho tới khi chim thật sự dạn.
4. Nuôi và thuần dưỡng chim cảnh hót:
Khi nuôi chim cảnh hót cần chăm sóc kỹ lưỡng như cần cho chim được ăn, tắm, tắm nắng thì mới khỏe và hót hay:
Không nên huýt sáo để tập cho chim hót theo bởi thường những người mới nuôi chim hay huýt sáo để chim hót theo.
Không nên phơi nắng cho chim ở hướng mặt trời chiếu thẳng vào, hạn chế phơi nắng ở thời gian 12 giờ trưa và phơi chim quá lâu.
Không nên cho chim cảnh tắm trong lồng hoặc cho nước vào lồng để chim tắm mà hãy cho chim ra lồng tắm để tắm, điều này giúp cho chim biết được nơi nào là nơi tắm nào nơi nào là nước uống. Thời gian để thích hợp cho chim tắm khoảng tời 12 tới 13h chiều. Cũng có nhiều trường hợp khi cho chim qua lồng tắm và quên không đóng cửa lồng vì thế có chỗ hở để chim bay về thiên nhiên bạn nên chú ý điều này.
5. Chế biến thức ăn cho chim cảnh:
Mỗi loài chim cảnh thích hợp với loại thức ăn khác nhau. Vì vậy cần tìm hiểu kỹ trước khi cho ăn. Khi chim ăn no đủ sẽ có đủ “sức” để hót nhiều và hay.

02/03/2022
02/03/2022
02/03/2022
02/03/2022
CHƠI CHIM CẢNH - THÚ VUI TAO NHÃTrong tất cả thú vui tao nhã, có lẽ nghề chơi và huấn luyện chim cảnh là công phu nhất. ...
02/03/2022

CHƠI CHIM CẢNH - THÚ VUI TAO NHÃ
Trong tất cả thú vui tao nhã, có lẽ nghề chơi và huấn luyện chim cảnh là công phu nhất. Do đó, nếu thiếu đi niềm đam mê thì mấy ai hiểu được giọng điệu hỉ, nộ của chúng.

Trong cảnh giới nghệ thuật chơi chim, người ta phân chia chúng thành nhiều loại khác nhau như: chim hót, chim chọi và chim nói… Riêng ở Hậu Giang, những người chơi chim chuộng nhất là chim hót, bao gồm: họa mi, chích chòe than (chìa vôi), chích chòe lửa, chim sâu đầu đỏ, chào mào, cu đất. Mỗi loài chim đều có nét đẹp, màu sắc, dáng bộ và giọng hót kỳ diệu khác nhau. Theo đó, chích chòe than thánh thót, véo von; họa mi ca sĩ rừng xanh cao vút, trầm hùng; chào mào thì hào sảng, tươi vui; còn giọng chim cu man mác nỗi buồn, gợi nhớ hồn quê da diết.

Vui thú tiêu dao

Dưới tia nắng ban mai, ngồi nhấp ngụm trà nóng, ngắm mấy nhành hoa phong lan khẽ đưa trước gió, ông Đặng Văn Đổng, ở ấp 4, thị trấn Nàng Mau, huyện Vị Thủy, thong thả ngâm vài câu thơ:

“Thế sự ai mà chẳng bị ngu

Thú vui nhàn nhã cuộc ngao du

Ẩn dật điền viên xem cảnh trí

Tiêu dao sóng nước ngắm trời thu”.

Hóa ra, cái thú vui của việc chơi chim cảnh là thế, khi chất nghệ sĩ dâng cao hòa vào nỗi niềm đam mê theo cái triết lý “trọng nghĩa khinh tài” thì cho dù có người đem đến tiền cọc, vàng khoen cũng không thể nào đổi lấy được con chim quý, hót hay, nhảy đẹp. Vì thế, trong không gian nhà rộng thoáng, xây theo kiểu mái Thái hiện đại, ông Đổng vẫn ưu tiên dành riêng một góc đặc biệt để treo hơn 10 lồng chim, với đầy đủ các loại như: họa mi, chìa vôi, chích chòe lửa, xen lẫn với những chậu hoa lan Dendro càng tô điểm cho ngôi nhà của ông thêm phần sang trọng.

Theo ông Đổng, ban đầu, thú chơi chim cảnh ở đây rất ít, nhà nào nuôi nhiều cũng chỉ khoảng 3 lồng, chủ yếu là chích chòe than. Tuy nhiên, đến khoảng năm 2014, môn nghệ thuật này mới bắt đầu phát triển và cuốn hút nhiều người chơi. Nhất là nó không phân biệt người lớn tuổi hay thanh niên, miễn ai có lòng đam mê thì có thể lựa chọn cho mình một loại chim yêu thích để nuôi.

“Hễ vào mỗi buổi sáng thứ 5 và chủ nhật hàng tuần, tại góc nhỏ của quán cà phê Mi Mi (ở ấp 4, thị trấn Nàng Mau), anh em chúng tôi hội tụ lại với nhau, mắc nhẹ hàng chục lồng chim lên giàn. Một mặt, tập luyện chim hót với nhiều giọng điệu riêng; mặt khác, cùng hàn huyên tâm sự, tận hưởng những thi vị tao nhã của cuộc sống”, ông Đổng chia sẻ về thú vui tao nhã của mình vốn đã hình thành hơn 1 năm nay.

Từ xưa, cổ nhân quan niệm rằng: “Chơi đồ cổ để giữ thần, chơi cây để giữ lễ, chơi chim để giữ chí”. Do vậy, những bậc thầy nuôi chim kiểng ở Hậu Giang đều thiết kế một khu vườn cảnh với đầy đủ cây, đá, cá, chim. Tất cả đều nhằm phục vụ nhu cầu đời sống tinh thần thường ngày của con người.

Sở hữu một khu vườn đẹp, có chim, cây kiểng giao hòa, anh Phan Thành Châu, ở ấp 4, xã Vị Thủy, huyện Vị Thủy, từ tốn giải thích: “Bao đời nay, dân gian thường có câu “Ở đời có bốn cái ngu: làm mai, lãnh nợ, gác cu, cầm trầu”. Cho nên, việc chơi chim cảnh khó tránh khỏi miệng đời khen chê. Thế nhưng, tìm thú vui nhàn nhã tiêu dao trong cái “dại”, từ bỏ lối sống bê tha, cờ bạc rượu chè thì đó mới có ý nghĩa sống thực thụ”. Qua đây, đủ thấy rằng người chơi chim cảnh luôn có tâm hồn nghệ sĩ để cảm nhận cái hay, cái đẹp và lặng lẽ hòa nhập thiên nhiên qua từng điệu múa, tiếng hót của các loài chim.

Nghề lắm công phu

Là tay chơi chim từ thuở nhỏ, anh Châu rất hiểu về tính nết và tập quán sinh sống của không ít loài chim. Đơn cử như muốn sở hữu một con chim chích chòe than, với phong thái uy dũng thì bắt đầu từ tháng 3 (âm lịch) hàng năm, anh cất công lùng sục khắp nơi, thậm chí đi xa để bẫy chim bổi về nuôi. Cho nên, khi bẫy được con chim bổi hoang dã thì lòng cảm thấy rất vui, nhất là thuần phục được chúng thành một kỳ điểu hội tụ đủ các yếu tố thanh, sắc, bộ, bền sẽ vô cùng quý. Ngược lại những con chim trái tính, trái nết, nhảy nhót lăng xăng trong lồng xem như mất giá trị.

Có thể nói, so với nghệ thuật chơi cây cảnh, chơi cá cảnh thì thú chơi chim cảnh tại Hậu Giang mới phát triển vài năm trở lại đây. Tuy vậy, các tay chơi và hiểu về chim của tỉnh nhiều vô số kể. Anh Nguyễn Minh Tâm, ở khu vực 1, phường III, thành phố Vị Thanh, là một trong những “cao thủ” huấn luyện chim cảnh. “Ra tiệm mua con chim hót giá vài ba triệu rất dễ, nhưng muốn huấn luyện được con chim “thầy” thì phải biết chọn chim bổi, có tướng mạo, tố chất nổi trội. Đặc biệt đối với chim họa mi phải có tướng quý ngũ trường là mình, chân, mỏ, đuôi, cổ chim phải dài. Ngoài ra, yếu tố quan trọng nhất chính là khâu cho ăn và kỹ thuật chăm sóc chu đáo”, anh Tâm khẳng định.

Thế nên, người đời mới có những câu nói ví von như “Mê chim hơn mê vợ” hay “Chăm sóc chim hơn chăm sóc con”, quả không sai tí nào. Bởi hơn 4 năm theo đuổi đam mê, anh Tâm thấy rằng nuôi chim cảnh cần chú ý kỹ khi thời tiết có sự thay đổi. Hơn hết là không nên thay đổi thức ăn đột ngột. Đồng thời trong quá trình nuôi, cũng cần phải cho chim phơi nắng và tắm rửa đều đặn, thỉnh thoảng đi bắt, hay mua cào cào, dế, sâu… để cho chim ăn dặm thêm. Còn ban ngày nên hé màn chữ A để lồng chim thông thoáng, đến ban đêm thì đậy màn kín, nhằm đảm bảo chim phát triển khỏe mạnh và hót hay.

Nhờ am hiểu nhiều về chim, cùng với cách chăm sóc công phu và độc đáo, anh Tâm đã sở hữu nhiều con “chim lửa”, với phong thái hót múa đỉnh cao. Cụ thể, anh đã nhiều lần tham gia và 2 lần đoạt giải khuyến khích trong các cuộc thi chim họa mi ở tỉnh Kiên Giang và chích chòe trên đất Cần Thơ. “Thú chơi chim cảnh độc đáo và công phu lắm, người mà có “máu” rồi thì không thể nào bỏ được. Đáng nói là khi có những con chim đạt giải nhất, nhì tại bất kỳ hội thi chim cảnh lớn nào, hay mấy con đột biến gen thì dù có bỏ ra đến chục triệu cũng không thể nào mua được. Bởi, đối với họ, chim giống như bạn tri âm, tri kỷ, để trò chuyện hay tâm tình trong lúc vui buồn”, anh Tâm quả quyết.

Theo thời gian, thú chơi chim cảnh không dừng lại ở nét đẹp nghệ thuật dân gian thuần túy mà từng bước nâng lên tầm cao mới, với một quan niệm sống mới. Vì thế, đâu nhất thiết phải là tình yêu thương giữa người với người, mà cũng có thể là tình người với chim luôn hòa quyện, gắn bó mật thiết lẫn nhau, giống như bài thơ “không đề”, viết theo thể thất ngôn bát cú đường luật dưới đây:

Thánh thót âm vang mới dụng mi

Giọng đồng trong trẻo ít ai bì

Phi cầm cũng có loài cao thấp

Tẩu thú vậy mà được thích nghi

Vượn hú êm tay người tao nhã

Cu kêu hứng chí khách nhàn thi

Hồng sa, ngực chảy, đuôi dài mượt

Cẳng đỏ, mình thon tốt lạ kỳ.

(Sưu tầm)

Address


Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Cám Chim Cao Cấp Xuân Hưởng posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Videos

Shortcuts

  • Address
  • Telephone
  • Alerts
  • Videos
  • Claim ownership or report listing
  • Want your business to be the top-listed Convenience Store?

Share