Đặc Trị Huyết Áp - Dương Thị Thanh

  • Home
  • Đặc Trị Huyết Áp - Dương Thị Thanh

Đặc Trị Huyết Áp - Dương Thị Thanh Bà con ai bị huyết áp để lại SĐT hoặc nhắn tin tôi sẽ tư vấn giúp bà con
Hoặc gọi: 0372.412.587

Bệnh nhân điều trị 20 ngày giảm rõ rệt
20/05/2022

Bệnh nhân điều trị 20 ngày giảm rõ rệt

CAO HUYẾT ÁP CÓ CẦN KIÊNG ĂN TRỨNG?Rất nhiều người nghĩ rằng người bị tăng huyết áp thì cần kiêng ăn trứng, thực tế khôn...
20/05/2022

CAO HUYẾT ÁP CÓ CẦN KIÊNG ĂN TRỨNG?
Rất nhiều người nghĩ rằng người bị tăng huyết áp thì cần kiêng ăn trứng, thực tế không phải như vậy.
Trứng là loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng đặc biệt cao. Trong trứng có đủ chất đạm, chất béo, vitamin, chất khoáng, các men và hoocmon. Tỷ lệ các chất dinh dưỡng trong trứng tương quan với nhau rất thích hợp, cân đối.
Thành phần của trứng có lòng đỏ và lòng trắng. Lòng đỏ là thành phần quan trọng nhất của trứng, trong đó tập trung phần lớn các chất dinh dưỡng. Lòng đỏ trứng gà có 13,6% đạm, 29,8% béo và 1,6% chất khoáng.
Chất đạm trong lòng đỏ trứng có thành phần các axit amin tốt nhất và toàn diện nhất. Lòng trắng chiếm phần lớn là nước, có 10,3% chất đạm, chất béo và chất khoáng rất thấp. Chất đạm của lòng đỏ chủ yếu thuộc loại đơn giản và nằm ở trạng thái hòa tan, chất đạm của lòng trắng chủ yếu là albumin và cũng có thành phần các axit amin tương đối toàn diện.
Trứng có nguồn chất béo rất quý đó là Lecithin. Lecithin thường có rất ít ở các thực phẩm khác, nó tham gia vào thành phần các tế bào và dịch thể của tổ chức, đặc biệt là tổ chức não. Nhiều nghiên cứu cho thấy Lecithin có tác dụng điều hòa lượng cholesterol, ngăn ngừa tích lũy cholesterol, thúc đẩy quá trình phân tách và bài xuất nó ra khỏi cơ thể.
Trứng cũng chứa lượng cholesterol đáng kể (600mg cholesterol/100g trứng gà), nhưng trứng cũng có tương quan thuận lợi giữa Lecithin và cholesterol, do vậy Lecithin sẽ phát huy vai trò điều hòa cholesterol ngăn ngừa quá trình xơ vữa động mạch và đào thải cholesterol ra khỏi cơ thể.
Trứng cũng là nguồn Cholin quý ít thực phẩm nào sánh bằng, chất Cholin sẽ được gan chuyển thành axetylcholin là chất dẫn truyền thần kinh giúp làm tăng trí nhớ.
Nếu ăn nhiều trứng sẽ làm tăng cholesterol máu nhưng mức tăng thực ra là rất nhỏ; chính chất béo bão hòa được tìm thấy nhiều ở thịt, mỡ và phủ tạng động vật... mới làm cho cholesterol tăng lên nhiều.
Trứng cũng là nguồn vitamin và chất khoáng rất tốt, các chất khoáng như sắt, kẽm, đồng, mangan, iod... tập trung hầu hết trong lòng đỏ. Lòng đỏ có cả các vitamin tan trong nước (B1, B6) và vitamin tan trong dầu (vitamin A, vitamin D, vitamin K). Trong lòng trắng chỉ có một ít vitamin tan trong nước (B2, B6).
Cả trong lòng đỏ và lòng trắng có chất Biotin. Biotin là vitamin B8 - vitamin tham gia vào chu trình sản xuất ra năng lượng để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Trong lòng trắng trứng tươi chất Biotin kết hợp với 1 protein là Avidin làm mất hoạt tính của Biotin, tạo phức hợp Biotin - Avidin rất bền vững và không chịu tác dụng của men tiêu hóa.
Khi nấu chín Avidin sẽ được giải phóng khỏi phức hợp Biotin -Avidin. Khi ăn trứng sống có biểu hiện ngộ độc chính là tình trạng thiếu Biotin với các dấu hiệu: chán án, nôn mửa, viêm lưỡi, viêm kết mạc, viêm móng và quanh móng...
Lòng đỏ và lòng trắng trứng có độ đồng hóa khác nhau. Lòng đỏ do độ nhũ tương và phân tán đều các thành phần dinh dưỡng nên ăn sống hoặc chín đều rất dễ đồng hóa, hấp thu. Các phương pháp nấu nướng thông thường không làm giảm giá trị dinh dưỡng của nó.
Lòng trắng trứng khó tiêu và đồng hóa kém là do trong lòng trắng còn có men antitrypsin, ức chế các men tiêu hóa của tụy và ruột, khi đun nóng 80 độ C men này sẽ bị phá hủy. Do vậy cần nấu chín kỹ phần lòng trắng mới được ăn.
Trứng là thức ăn quen thuộc và giàu dinh dưỡng, các chất dinh dưỡng lại ở tỷ lệ cân đối, do vậy trứng có thể sử dụng cho cả trẻ em và người lớn. Với trẻ nhỏ từ 5-6 tháng, 1 tuần chỉ nên ăn 3 lần, mỗi lần 1/2 lòng đỏ trứng gà dưới dạng nấu bột hay nấu cháo. Với trẻ trên 7 tháng mỗi lần có thể ăn 1 quả trứng gà hoặc trứng vịt hoặc 4 quả trứng chim cút.
Với người lớn 1 tuần có thể ăn 3-4 lần trứng. Với người bị tăng huyết áp hoặc cholesterol cao trong máu vẫn có thể ăn trứng vì qua những kết quả nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng Hoa Kỳ đã khẳng định là ăn trứng không làm tăng huyết áp và cholesterol máu mà trứng có chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe con người.
Tuy nhiên với những người có huyết áp cao và mỡ cao trong máu chỉ nên ăn 2-3 lần trứng trong 1 tuần.
Nguồn: Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia

5 Cách chữa cao huyết áp bằng dân gian an toàn, hiệu quả1. Chữa cao huyết áp bằng rễ cây nhàuCây nhàu là một loại cây th...
20/05/2022

5 Cách chữa cao huyết áp bằng dân gian an toàn, hiệu quả
1. Chữa cao huyết áp bằng rễ cây nhàu
Cây nhàu là một loại cây thuộc họ cà phê Rubiaceae có tên khoa học là Morinda citrifolia. Loại cây này thường mọc ở những vùng ẩm thấp dọc các suối, ao hồ...và các bộ phận của cây nhàu đều được dùng để làm các bài thuốc chữa nhiều căn bệnh. Trong đó rễ cây nhàu là một trong những cách hạ huyết áp bằng dân gian được tin dùng.
Rễ nhàu có vị hơi đắng tính ấm, rất ít độc không gây nghiện và có rất nhiều tác dụng như giảm đau, nhuận tràng, hoạt huyết thông kinh, an thần, trừ phong thấp, trị tăng huyết áp, chóng mặt, đau lưng nhức mỏi chân tay.
Bài thuốc chữa cao huyết áp từ rễ cây nhàu
Bài thuốc 1:
Rễ cây nhàu đem thái nhỏ phơi khô và mỗi lần dùng từ 20g đến 40g để sắc uống thay nước hàng ngày. Uống liên tục trên 2 tháng để huyết áp ổn định và thực hiện kiểm tra huyết áp thường xuyên để giảm lượng rễ nhàu khi huyết áp giảm.
Bài thuốc 2:
Chuẩn bị rễ cây nhàu 20g, ngưu tất 10g, thụa địa hoặc sinh địa 20g, han hòe 10g, mã đề 20g, táo nhân 10g, trạch tả 10g. Cho tất cả các nguyên liệu đun với 1 lít nước và đun cạn khoảng 300ml thì chia đều làm 2 lần uống trong ngày.

Chữa đau đầu bằng gừng được xem là cách giảm đau nhức đầu dân gian được lưu truyền rộng rãi từ xa xưa.       Gừng vừa là...
20/05/2022

Chữa đau đầu bằng gừng được xem là cách giảm đau nhức đầu dân gian được lưu truyền rộng rãi từ xa xưa.
Gừng vừa là loại gia vị phổ biến, vừa là vị thuốc dùng để chữa nhiều bệnh lý khác nhau. Trong Đông y, gừng có vị cay, tính ấm, quy vào các kinh phế (phổi), tỳ (lá lách) và vị (dạ dày). Tác dụng chính của loại củ này là tán hàn, phát biểu, long đờm do đó thường được sử dụng để chữa chứng phong hàn, kích thích tiêu hóa, trị đau đầu, đau bụng kinh,…
Đối với bệnh đau đầu, trong gừng chứa chất Cineole giúp giải tỏa stress, trị đau nhức, giúp tinh thần sảng khoái và ngủ ngon giấc. Vì vậy, trong dân gian lưu truyền rất nhiều cách chữa đau nửa đầu bằng gừng. Tùy vào tình trạng bệnh cụ thể và cơ địa của mỗi bệnh nhân mà có thể áp lựa chọn cách phù hợp.
Trong dân gian lưu truyền một số cách dùng gừng trị đau đầu rất đơn giản mà mang lại hiệu quả giảm đau rất tốt. Mỗi cách dùng đều có ưu – nhược điểm khác nhau do đó người bệnh nên cân nhắc trước khi lựa chọn.
Dưới đây là 6 cách chữa đau đầu bằng gừng tại nhà thường dùng nhất.
1. 🍀Ngậm gừng tươi chữa đau đầu: Ngậm gừng tươi được cho là cách chữa đau đầu bằng gừng đơn giản nhất. Khi áp dụng cách này người bệnh chỉ cần lấy 1 củ gừng, rửa sạch rồi thái thành các lát mỏng. Sau đó dùng để ngậm hoặc nhai trực tiếp để làm giảm cơn đau đầu.
Gừng có thể hơi cay, với những bệnh nhân không ăn được cay thì có thể nhâm nhi 1 ít 1, chia thành nhiều lần khác nhau trong ngày.
2. 🍀Chữa đau đầu bằng trà gừng: Uống trà gừng cũng là một cách trị đau đầu cực kỳ hiệu quả. Phương pháp này không những giảm được tình trạng đau đầu, đau nửa đầu mà còn là cách giúp ngủ ngon, dễ ngủ và thanh nhiệt, giải độc cơ thể rất tốt.
📌Cách thực hiện:
Thái vài lát gừng tươi rồi đem đi đun sôi với nước.
Sau đó thả 1 vài bông hoa nhài vào.
Mỗi ngày uống 1 – 2 cốc nhỏ nước trà, các hoạt chất có trong gừng và hoa nhài có tác dụng làm dịu cơn đau nhức và giúp cơ thể thư giãn hơn.
Khi dùng có thể thêm 1 thìa nhỏ mật ong và 1 lát chanh để gia tăng hương vị và hiệu quả trị bệnh. Tuy nhiên, bạn không nên cho vào khi nước trà còn nóng, vì các dưỡng chất trong mật ong dễ bị phá hủy.Chú ý: Không nên uống trà gừng vào buổi tối vì nước trà có thể gây tiểu rắt, làm gián đoạn giấc ngủ.
3. 🍀Massage đầu bằng nước gừng nóng: Khi xuất hiện cơn đau đầu hoặc đau nửa đầu người bệnh có thể dùng nước gừng nóng để massage sẽ có hiệu quả làm dịu cơn đau nhức nhanh chóng.
📌Cách làm như sau:
Đun nước gừng hoặc pha vài lát gừng với nước nóng.
Xoa đều nước gừng ra hai tay sau đó xoa bóp với lực vừa phải quanh vùng đầu bị đau.
Sau khoảng 15 phút, cảm giác đau đớn sẽ giảm dần, thậm chí có thể tiêu biến hoàn toàn.
Trong quá trình massage, bệnh nhân có thể tự thực hiện hoặc nhờ người thân thao tác day ấn, bấm huyệt chữa đau đầu đơn giản để hỗ trợ giảm nhanh cơn đau. Các huyệt dễ xác định, an toàn nhất khi thực hiện tại nhà có thể kể đến: Huyệt Thái dương, Ấn đường, Nội quan, Bách hội,…
4. 🍀Ngâm chân bằng gừng và muối trị đau nhức đầu: Ngâm chân bằng nước gừng và muối có tác dụng tăng tuần hoàn máu và trao đổi chất trong cơ thể đến tất cả các bộ phận. Từ đó giúp tinh thần thoải mái, giải tỏa stress, cải thiện đau nhức đầu và tránh mất ngủ hiệu quả. Chính vì vậy, khi bị đau đầu người bệnh nên ngâm chân bằng cách này trước khi đi ngủ để có hiệu quả tốt nhất.
📌Cách thực hiện:
Thái vài lát gừng rồi thêm 1 thìa muối rồi đun sôi với 1,5 – 2 lít nước.
Sau đó đợi nước nguội bớt và dùng ngâm chân khi nước còn ấm trong khoảng 15 – 20 phút.
Lưu ý: Lau khô chân sau khi ngâm, không nên ngâm lâu quá vì dễ gây cảm lạnh, nhiễm hàn. Đồng thời ngâm với lượng nước ngập trên mắt cá chân khoảng 3cm để hỗ trợ đào thải độc tố cơ thể.
5. 🍀Cách chữa đau đầu bằng gừng ngâm mật ong
Gừng kết hợp với mật ong cũng có hiệu quả giảm triệu chứng đau đầu rất tốt.
📌Cách thực hiện như sau:
Gừng rửa sạch, thái lát mỏng rồi băm nhuyễn.
Sau đó chuẩn bị lọ thủy tinh, cứ một lớp gừng thêm một lớp mật ong cho đến khi đầy bình rồi đậy kín nắp.
Bảo quản hỗn hợp ở nơi thoáng mát, khô ráo khoảng vài giờ rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh.
Khi nào miếng gừng có vẻ như quắt lại thì có thể đem ra pha với nước ấm để uống hoặc dùng nhai trực tiếp cả nước lấn gừng.
Dùng thường xuyên còn có thể tăng sức đề kháng, chống cảm cúm.
6. 🍀Ăn mứt gừng giảm đau nhức đầu: Một trong những cách sử dụng gừng làm giảm triệu chứng đau nhức đầu hiệu quả đó là ăn mứt gừng. Người bệnh có thể mua mứt đã được đóng gói sẵn tại các cửa hàng hoặc tự làm theo cách sau:
Chuẩn bị 500g gừng tươi, đem ngâm trong nước khoảng 30 phút rồi rửa sạch, gọt bỏ vỏ và thái thành từng lát.
Cho gừng đã thái vào nồi đun cùng 600ml nước trong khoảng 20 phút.
Sau đó chắt bỏ nước luộc gừng rồi cho 600ml nước cùng 1 ít nước cốt chanh vào đun thêm 20 phút nữa.
Tiếp theo chắt bỏ nước và trộn đều gừng cùng 250g đường rồi ướp trong vòng 3 – 4 tiếng.
Cho hỗn hợp gừng đã ướp đường vào chảo, đun với lửa nhỏ để sên đến khi nước cạn hết và đường khô lại, kết tinh thành 1 lớp màu trắng quanh miếng gừng là được.
Bảo quản mứt trong lọ kín, mỗi lần lấy ra ăn 1 – 2 miếng gừng sẽ giúp giảm đau nhức đầu hiệu quả.
Chú ý: Mứt gừng có chứa nhiều đường, do đó người bệnh không nên quá lạm dụng dẫn đến bệnh đái tháo đường rất nguy hiểm.
⚠️Một số lưu ý khi sử dụng gừng chữa đau đầu
Gừng là vị thuốc Đông y lành tính, tuy nhiên trong một số trường hợp sử dụng không đúng cách có thể gây nguy hại cho cơ thể. Chính vì vậy, khi chữa đau đầu bằng gừng tại nhà bệnh nhân cần chú ý:
Gừng thuộc tính nhiệt do đó khi sử dụng quá nhiều có thể gây khô miệng, khát nước và phát nhiệt trong người.
Gừng kỵ các loại thực phẩm như thịt chó, ngựa, thỏ,… Vì vậy khi dùng gừng trị chứng đau nhức đầu cần tránh sử dụng chung với các loại thực phẩm này.
Các trường hợp không nên sử dụng gừng để trị bệnh gồm: Phụ nữ có thai và cho con bú, người bị sỏi mật, bệnh đái tháo đường hoặc những người sử dụng những loại thuốc làm suy giảm hệ miễn dịch,…
Khi sử dụng gừng có thể gặp một số tác dụng phụ như: ợ nóng, đầy hơi, gây kích ứng miệng, buồn nôn, khó tiêu,…
Người bệnh nên kết hợp các cách sử dụng gừng với chế độ ăn uống và nghỉ ngơi khoa học để tăng cường sức đề kháng và rút ngắn thời gian trị bệnh.
Trường hợp đang sử dụng thuốc Tây y, người bệnh cao huyết áp nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng để tránh gặp phải biến chứng nguy hiểm.
Để giảm nhanh triệu chứng đau nhức đầu, có thể kết hợp cách dùng gừng với biện pháp xoa bóp, bấm huyệt.
Các cách dùng gừng trị đau đầu chỉ có tác dụng cao đối với trường hợp đau đầu, đau nửa đầu ở mức độ nhẹ. Do đó khi đầu đau dữ dội hoặc đau do các bệnh lý nguy hiểm gây ra cần đến cơ sở y tế thăm khám và điều trị.
Người bệnh có thể hoàn toàn chữa đau đầu bằng gừng tại nhà với 4 cách đơn giản trên đây. Tuy nhiên, hiệu quả của các cách trị bệnh này phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chính vì vậy, để chấm dứt hoàn toàn cơn đau đầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương pháp đặc trị tốt hơn.2

NHẬN DIỆN DẤU HIỆU BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP👩‍⚕Tăng huyết áp lại gần như không có dấu hiệu nhận biết. Chính vì vậy, bệnh còn đư...
20/05/2022

NHẬN DIỆN DẤU HIỆU BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP
👩‍⚕Tăng huyết áp lại gần như không có dấu hiệu nhận biết. Chính vì vậy, bệnh còn được biết đến với tên gọi “kẻ giết người thầm lặng”. Cách duy nhất để nhận biết bạn có bị tăng huyết áp hay không đó là thông qua việc kiểm tra huyết áp thường xuyên. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn có người thân cũng mắc tăng huyết áp. Nếu huyết áp của bạn tăng cao, sẽ có một số dấu hiệu mà bạn cần chú ý:
💦Nhức đầu.
💦Chảy máu mũi.
💦Vết máu trong mắt hoặc xuất huyết kết mạc.
💦Tê hoặc ngứa ran các chi.
💦Buồn nôn và nôn.
💦Choáng và chóng mặt.
💦Đau tim.
📩Nếu đang gặp vấn đề về tăng huyết áp, hãy chia sẻ với chúng tôi biểu hiện và tình trạng của bạn tại comment hoặc inbox để được chuyên gia tư vấn cách khắc phục an toàn, hiệu quả.
==== 💖💖====
☎Hotline (Zalo, Viber): 0372.412.587

🌈NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY TĂNG HUYẾT ÁP🍀Người lớn tuổi: Hệ thống thành mạch máu không còn duy trì được độ đàn hồi như trước...
20/05/2022

🌈NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY TĂNG HUYẾT ÁP
🍀Người lớn tuổi: Hệ thống thành mạch máu không còn duy trì được độ đàn hồi như trước, dẫn đến cao huyết áp.
🍀Giới tính: Tỷ lệ đàn ông dưới 45 tuổi mắc bệnh cao hơn so với phụ nữ, tuy nhiên phụ nữ sau mãn kinh lại có nhiều khả năng bị cao huyết áp hơn so với đàn ông cũng vào độ tuổi này.
🍀Tiền sử gia đình: Nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp thường cao hơn đối với các thành viên trong gia đình (cha mẹ hoặc anh chị) có tiền sử mắc bệnh tim mạch.
🍀Các yếu tố nguy cơ khác: Lối sống tĩnh tại, lười vận động, ăn uống không lành mạnh, ăn mặn, sử dụng lạm dụng rượu, bia, hút thuốc lá, căng thẳng thường xuyên, béo phì.
➡️➡️Nếu đang gặp vấn đề về tăng huyết áp, hãy chia sẻ với chúng tôi biểu hiện và tình trạng của bạn tại comment hoặc inbox để được chuyên gia tư vấn cách khắc phục an toàn, hiệu quả.
====💖💖 ====

⚡️⚡️⚡️TRIỆU CHỨNG CAO HUYẾT ÁP ĐIỂN HÌNH CẦN GHI NHỚCao huyết áp có triệu chứng thường không rõ ràng. Chỉ khi tăng huyết...
20/05/2022

⚡️⚡️⚡️TRIỆU CHỨNG CAO HUYẾT ÁP ĐIỂN HÌNH CẦN GHI NHỚ
Cao huyết áp có triệu chứng thường không rõ ràng. Chỉ khi tăng huyết áp trở nặng, người mắc mới cảm nhận rõ ràng những triệu chứng bệnh.
Một số triệu chứng điển hình nghi ngờ bệnh tăng huyết áp:
👩‍⚕ Đau đầu, hoa mắt, ù tai, mất thăng bằng.
👩‍⚕Đau ngực, khó thở, tim đập nhanh.
👩‍⚕Mặt đỏ, buồn nôn, ói mửa.
👩‍⚕Chóng mặt, mắt nhìn mờ.
👩‍⚕Chảy máu mũi.
➡️➡️Nếu đang gặp vấn đề về tăng huyết áp, hãy chia sẻ với chúng tôi biểu hiện và tình trạng của bạn tại comment hoặc inbox để được chuyên gia tư vấn cách khắc phục an toàn, hiệu quả.
====💖💖 ====

Address


Telephone

+84372412587

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Đặc Trị Huyết Áp - Dương Thị Thanh posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Shortcuts

  • Address
  • Telephone
  • Alerts
  • Claim ownership or report listing
  • Want your business to be the top-listed Convenience Store?

Share