Tổng Kho Men Vi Sinh Chính Hãng Cp Floc

  • Home
  • Tổng Kho Men Vi Sinh Chính Hãng Cp Floc

Tổng Kho Men Vi Sinh Chính Hãng Cp Floc Phân phối Men vi sinh chính hãng Cp Floc
Tuyển sỉ, lẻ toàn quốc
Hotline: 0977947522

⛈⛈⛈ NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA MƯA ĐỐI VỚI AO NUÔI TÔM THƯƠNG PHẨM ⛈⛈⛈    Những cơn mưa lớn trong suốt mùa mưa có ảnh hưởng trự...
13/05/2023

⛈⛈⛈ NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA MƯA ĐỐI VỚI AO NUÔI TÔM THƯƠNG PHẨM ⛈⛈⛈
Những cơn mưa lớn trong suốt mùa mưa có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến các ao nuôi tôm như thế nào? Cụ thể là những tác động của mùa mưa, ảnh hưởng đến sức khỏe tôm như thế nào và người nuôi tôm có thể làm những gì để hạn chế những tổn thất liên quan đến hiện tượng khí hậu này.
💥 Những ảnh hưởng trực tiếp
👉 Mưa thường có nhiệt độ thấp hơn môi trường từ 5 đến 6 độ C, nhưng nó có thể thấp hơn nhiều nếu mưa kết hợp với tình trạng áp thấp. Do sự hòa tan của khí CO2 làm nước mưa có độ pH thấp chỉ từ 6,2 đến 6,4 Hai yếu tố vật lý này có xu hướng làm giảm nhiệt độ và độ pH của các ao nuôi tôm. Ngoài ra, do hậu quả của sự pha loãng bởi nước mưa nên độ mặn và độ cứng ao nuôi cũng giảm do sự giảm nồng độ ion trong nước.
👉 Mưa làm gia tăng chất rắn lơ lửng do do sự rửa trôi đất từ bờ ao. Ảnh hưởng đó làm độ đục của ao tăng cao hơn và tác động tiêu cực đến sự xâm nhập của ánh sáng mặt trời vào ao, từ đó gây ra sự suy giảm tảo trong ao nuôi đột ngột (tảo tàn đột ngột).
👉 Mưa cũng làm cho sự phân tầng độ mặn nước ao nuôi diễn ra mạnh hơn.
💥 Các ảnh hưởng gián tiếp
👉 Tảo tàn đột ngột ngay sau mưa hoặc ngay cả khi đang mưa. Việc này là do nhiều yếu tố kết hợp, tuy nhiên nguyên nhân chính của hiện tượng này là do sự suy giảm pH đột ngột từ nước mưa, giảm nồng độ khoáng chất và vi chất dinh dưỡng, tăng độ đục và cuối cùng là giảm cường độ ánh sáng mặt trời.
👉 Các quần thể vi khuẩn dị dưỡng - với vai trò phân hủy chất hữu cơ
👉 Tăng theo cấp số nhân do sự gia tăng các chất dinh dưỡng từ các tế bào tảo chết lắng xuống đáy ao.
👉 Hàm lượng oxy hòa tan giảm trong ao nuôi diễn ra nhanh, liên tục và dễ nhận biết nếu chúng ta thực hiện việc kiểm tra tại những thời điểm khác nhau. Nhu cầu oxy sinh học tăng cao (BOD) bởi số lượng vi khuẩn dị dưỡng khổng lồ cần oxy để phân hủy hữu cơ và thiếu oxy được cung cấp bởi các sinh vật tự dưỡng (chẳng hạn như tảo, vì chúng đã chết), thậm chí tình trạng thiếu oxy nghiêm trọng có thể xảy ra trong một thời gian rất ngắn nếu không có biện pháp khắc phục. Ngoài việc tiêu thụ oxy có sẵn, hô hấp do vi khuẩn sẽ tạo ra carbon dioxide (CO2), hòa tan trong nước và sẽ làm giảm pH nhiều hơn nữa.
💥 Một loạt các điều kiện bất lợi như trên (oxy hòa tan, pH và nhiệt độ thấp) tạo ra một môi trường rất không thuận lợi cho việc tôm nuôi.
👉 Đầu tiên, một lượng lớn chất hữu cơ do tảo chết là điều kiện lý tưởng cho sự gia tăng nhanh của vi khuẩn gây bệnh và chúng có thể thống trị quần thể vi sinh vật trong ao. Điển hình là các chủng vi khuẩn gây bệnh Vibrios spp thường chiếm ưu thế trong các điều kiện này.
👉 Trong điều kiện pH thấp, hydrogen sulfide (H2S) cực kỳ độc hại đối với tôm nuôi ngay ở nồng độ mà trong điều kiện bình thường sẽ không có vấn đề gì.
☎️ Hotline (zalo): 08.59.69.62.52

💥MUA 5 TẶNG 1- MUA 10 TẶNG 3💥AQUAKON TIÊU DIỆT VIRUS, VI KHUẨN... 🎯 Thành phần chính là:👉 Potassium monopersulfate (KHSO...
12/05/2023

💥MUA 5 TẶNG 1- MUA 10 TẶNG 3💥
AQUAKON TIÊU DIỆT VIRUS, VI KHUẨN...
🎯 Thành phần chính là:
👉 Potassium monopersulfate (KHSO5): 498g,
👉 Malicd acid: 93
🎯 AQUAKON - Chất sát khuẩn phổ rộng an toàn cho tôm, diệt tất cả các loại vi khuẩn, nguyên sinh động vật, ngoại ký sinh đeo bám trên tôm,…trị được bệnh đốm đen. An toàn cho tôm, không bị sốc khi sử dụng.
👉 Xử lý nước trại giống, có thể xử lý trực tiếp trong bể ương (post 2 đến post 15): 1 – 2g/m3 nướ c.
👉 Xử lý định kỳ: 1kg/10.000m3 nước.
👉 Khi có dịch bệnh: 1kg/5.000m3 nước.
👉 Diệt tảo độc: 1kg/1000 - 1500m3 nước.
👉 Để ngăn ngừa virus, vi khuẩn gây bệnh lây lan trong trại nuôi nên ngâm dụng cụ dùng chung (vợt, lưới...) từ 2 – 3 giờ trong dung dịch AQUAKON pha theo tỉ lệ 100g/1lit nước ngọt..
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CHI TIẾT VỀ SẢN PHẨM, BÀ CON VUI LÒNG LIÊN HỆ
☎️ Hotline (zalo: 08.59.69.62.52

💥SẢN PHẨM QUỐC DÂN: MUA 1 TẶNG 2💥👊👊👊TIÊU DIỆT VIRUS, VI KHUẨN, NẤM....BENCID với thành phần chính là:👉 Glutaraldehyde (2...
10/05/2023

💥SẢN PHẨM QUỐC DÂN: MUA 1 TẶNG 2💥
👊👊👊TIÊU DIỆT VIRUS, VI KHUẨN, NẤM....
BENCID với thành phần chính là:
👉 Glutaraldehyde (250g)
👉 Alkil dimethy benzyl amonium chloride (10g)
BENCID diệt được các loại vi khuẩn, nấm, nguyên sinh động vật trong nước ao nuôi tôm. Hòa tan 1 lít BENCID với lượng nước sạch vừa đủ sau đó tạt xuống ao, kết hợp với quạt nước dể tăn hiệu quả sử dụng, thời điểm sử dụng tốt nhất 10 – 11 giờ buổi sáng.
👉 Diệt khuẩn trước khi thả tôm, cá: 1lit/5.000m3 nước.
👉 Diệt khuẩn định kỳ: 1 lít/10.000m3 nước.
👉 Khi có dịch bệnh: 1 lít/3.000m3 nước
🎯 LƯU Ý:
👉 Hoạt tính của glutaraldehyde gia tăng khi pH gia tăng từ 4,0 -> 9,0 và đạt giá trị cao nhất khi pH ³ 8,0. Khi pH trên 9,0, hoạt tính sẽ giảm cho đến khi pH khoảng 11. Do đó không sử dụng glutaraldehyde khi xử lý nước có pH quá cao (>9).
👉 Glutaraldehyde ít độc đối với cá nước ngọt hơn cá nước lợ/mặn. Glutaraldehyde ổn định ở nhiệt độ phòng, nhưng không ổn định ở nhiệt độ cao và môi trường kiềm. Trong điều kiện yếm khí glutaraldehyde bị chuyển hóa thành 1,5-pentanediol (một dạng rượu hữu cơ - C5H12O2).
👉 Trong hệ thống xử lý nước, nếu còn glutaraldehyde trong nước thì dùng NaHSO3 (Sodium bisulfite) để làm làm bất hoạt glutaraldehyde trước khi thải ra ngoài.
👉 Glutaraldehyde có thể gây ra các triệu chứng: buồn nôn, nhức đầu, bỏng rát da và mắt nên cần sử dụng phương tiện bảo hộ lao động, tránh tiếp xúc trực tiếp ở nồng độ > 40%
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CHI TIẾT VỀ SẢN PHẨM, BÀ CON VUI LÓNG LIÊN HỆ
☎️ Hotline (zalo): 08.59.69.62.52

💪 MỘT SỐ DÒNG THUỐC DIỆT KHUẨN HIỆU QUẢ - AN TOÀN VỚI SỨC KHỎE TÔM NUÔI 💪 👉 BROPOL (trong thành phần có chứa Bronobol 50...
10/05/2023

💪 MỘT SỐ DÒNG THUỐC DIỆT KHUẨN HIỆU QUẢ - AN TOÀN VỚI SỨC KHỎE TÔM NUÔI 💪
👉 BROPOL (trong thành phần có chứa Bronobol 500g/lít) – Trị nấm đồng tiền, nấm thủy mi (Saproleginia spp) trên Tôm, cá. Giúp diệt và ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Trj các bệnh đường ruột trên động vật thủy sản như đóng rong, đóng nhớt, đen mang trên tôm, cá.
- Diệt khuẩn định kỳ: 1 lít/8.000-10.000m3 nước ao.
- Khi xuất hiện nấm trên tôm, cá: 1 lít/4.000 – 5.000m3 nước ao.
- Để tránh trường hợp lây lan ký sinh gây nấm bên ngoài vào ao nuôi đã xử lý nên tắm tôm, cá bằng Bropol trước khi thả vào ao: 10ml/10 lít nước, trong vòng 30 phút
👉 AQUAKON (trong 1kg thành phần có chứa Potassium monopersulfate (KHSO5) 498g, Malicd acid: 93g) – Chất sát khuẩn phổ rộng an toàn cho tôm, diệt tất cả các loại vi khuẩn, nguyên sinh động vật, ngoại ký sinh đeo bám trên tôm,…trị được bệnh đốm đen. An toàn cho tôm, không bị sốc khi sử dụng.
- Xử lý nước trại giống, có thể xử lý trực tiếp trong bể ương (post 2 đến post 15): 1 – 2g/m3 nước.
- Xử lý định kỳ: 1kg/10.000m3 nước.
- Khi có dịch bệnh: 1kg/5.000m3 nước.
- Diệt tảo độc: 1kg/1000 - 1500m3 nước.
- Để ngăn ngừa virus, vi khuẩn gây bệnh lây lan trong trại nuôi nên ngâm dụng cụ dùng chung (vợt, lưới...) từ 2 – 3 giờ trong dung dịch AQUAKON pha theo tỉ lệ 100g/1lit nước ngọt.
👉 BENCID với thành phần chính là:
+ Glutaraldehyde (250g)
+ Alkil dimethy benzyl amonium chloride (10g)
BENCID diệt được các loại vi khuẩn, nấm, nguyên sinh động vật trong nước ao nuôi tôm. Hòa tan 1 lít BENCID với lượng nước sạch vừa đủ sau đó tạt xuống ao, kết hợp với quạt nước dể tăn hiệu quả sử dụng, thời điểm sử dụng tốt nhất 10 – 11 giờ buổi sáng.
- Diệt khuẩn trước khi thả tôm, cá: 1lit/5.000m3 nước.
- Diệt khuẩn định kỳ: 1 lít/10.000m3 nước.
- Khi có dịch bệnh: 1 lít/3.000m3 nước
🆘 Lưu ý khi sử dụng thuốc diệt khuẩn cho ao tôm
🎯 Trong giai đoạn dưới 45 ngày tuổi, tảo và các vi sinh vật phù du trong ao đóng vai trò rất quan trọng. Nên sau 24 giờ diệt khuẩn cần lựa chọn biện pháp sử dụng vi sinh để cấy tảo và ổn định lại nguồn nước ao nuôi như men vi sinh CP.FLOC 01.
🎯 Đối với tôm trên 45 ngày tuổi sau khi diệt khuẩn 24 giờ cần bổ sung vi sinh có lợi lại ao nuôi bằng cách sử dụng men vi sinh như CP.FLOC 01 để ổn định lại môi trường nước và tảo trong ao nuôi giúp tôm nhanh chóng phục hồi.
🎯 Sử dụng thuốc diệt khuẩn vào lúc 10 giờ sáng để đạt hiệu quả tối đa.
🎯 Định kỳ diệt khuẩn 15 ngày/lần.
🎯 Hạn chế sử dụng chất diệt khuẩn khi tôm còn nhỏ tránh ảnh hưởng đến sức khỏe tôm.
Trên đây là phương pháp diệt khuẩn ao nuôi tôm an toàn, mọi thắc mắc về kỹ thuật hay thông tin sản phẩm trong bài, bà con vui lòng liên hệ qua Hotline 08.59.69.62.52 để được các kỹ thuật viên của công ty trực tiếp giải đáp.
Chúc quý bà con có vụ mùa bội thu!

💥 NHỮNG LƯU Ý KHI DIỆT KHUẨN TRONG AO NUÔI TÔM THEO TỪNG GIAI ĐOẠN NUÔI 💥🎯 Diệt khuẩn ao nuôi trước khi thả tôm👉 Phơi nắ...
09/05/2023

💥 NHỮNG LƯU Ý KHI DIỆT KHUẨN TRONG AO NUÔI TÔM THEO TỪNG GIAI ĐOẠN NUÔI 💥
🎯 Diệt khuẩn ao nuôi trước khi thả tôm
👉 Phơi nắng ao nuôi càng nhiều càng tốt, ánh nắng mặt trời có nhiệt độ cao, cùng tia cực tím mạnh giúp tiêu diệt và phân hủy vi khuẩn triệt để.
👉 Quét vôi toàn bộ bạt bờ quanh ao thật kỹ để giảm nguy cơ ký sinh trùng và nấm chân chó xuất hiện sau này.
👉 Lấy nước vào ao nuôi thông qua túi lọc với mực nước 10 – 20 cm. Tiến hành tạt vôi sống đều khắp mặt ao nuôi và ngâm 5 – 7 ngày, có tác dụng diệt trừ mầm bệnh thông qua việc sốc pH và duy trì pH kéo dài, ngoài ra còn có tác dụng tạo hệ đệm cho đáy ao tôm.
👉 Cấp nước vào ao nuôi qua hệ thống túi lọc để giảm bớt trứng, ấu trùng mầm bệnh xâm nhập vào ao. Chạy quạt nước sau 5 – 7 ngày để trứng, ấu trùng các mầm bệnh nở rồi mới xử lý bằng thuốc diệt khuẩn, sát trùng. Tiến hành diệt khuẩn bằng Chlorine 25 – 35ppm (25 – 35 kg/1000m3) kết hợp chạy quạt, sục khí mạnh từ 3 – 5 ngày. Sau đó cấy vi sinh để các vi khuẩn có lợi chiếm ưu thế và bắt đầu thả tôm.
🎯 Diệt khuẩn định kỳ trong nuôi tôm
👉 Trong nuôi tôm cần cẩn thận khi diệt vi khuẩn để tránh tình trạng tôm bị sốc, ngộ độc do sử dụng thuốc quá liều
👉 Diệt khuẩn trong ao nuôi tôm từ lúc thả đến 45 ngày: Trong giai đoạn này việc sử dụng thuốc diệt khuẩn phải hết sức cẩn thận. Người nuôi cần xem xét tình hình sức khỏe của tôm và sự phát triển của tôm. Từ đó cân đối liều lượng thuốc để sử dụng phù hợp. Tránh tình trạng tôm sốc thuốc diệt khuẩn.
Nên sử dụng các dòng diệt khuẩn an toàn cho tôm nhỏ, tôm từ 10 ngày trở lên.
Kết hợp sử dụng men vi sinh thường xuyên để cạnh tranh với khuẩn có hại và an toàn cho tôm
👉 Diệt khuẩn trong ao nuôi tôm từ 45 ngày đến khi thu hoạch: Từ giai đoạn này trở về sau, tôm có sức chống chịu cao hơn với thuốc diệt khuẩn và thuốc sát trùng nhưng việc diệt khuẩn ao nuôi tôm ở giai đoạn này cũng cần cẩn trọng vì có thể diệt đi lượng tảo và vi sinh vật phù du trong ao nuôi ảnh hưởng tới tôm.
CHÚC BÀ CON TRÚNG MÙA - ĐƯỢC GIÁ
ĐỂ TÌM HIỂU THÊM BÀ CON VUI LÒNG LIÊN HỆ
☎️ Hotline (zalo): 08.59.69.62.52

💥 MỘT SỐ LOẠI THUỐC SÁT KHUẨN DÙNG TRONG AO NUÔI TÔM💥       Trong nuôi tôm siêu thâm canh, mật độ thả nuôi dày đồng nghĩ...
08/05/2023

💥 MỘT SỐ LOẠI THUỐC SÁT KHUẨN DÙNG TRONG AO NUÔI TÔM💥
Trong nuôi tôm siêu thâm canh, mật độ thả nuôi dày đồng nghĩa với mật độ vi khuẩn gây hại tồn tại trong môi trường nước ao cũng nhiều hơn. Các loại hóa chất diệt khuẩn dùng trong ao tôm phải được sử dụng đúng cách để diệt khuẩn hiệu quả mà không làm ảnh hưởng đến tôm. Trong bài viết này, mời bà con cùng tìm hiểu 1 số dòng hóa chất sát khuẩn ao tôm nổi bật nhất hiện nay và cách sử dụng an toàn.
👉 BKC (Benzalkonium Chloride): BKC dễ dàng đi vào và phá hủy màng tế bào, hạn chế các quá trình trao đổi chất của vi khuẩn. Bên cạnh đó còn có khả năng tiêu diệt các loại vi sinh vật đơn bào, nấm mốc và khống chế sự phát triển của tảo trong ao tôm.
🎯 Hạn chế khi sử dụng BKC
Gây khó chịu cho người sử dụng: mùi nồng, cay mắt – nên hạn chế tiếp xúc trực tiếp, phải có đồ bảo hộ như bao tay, khẩu trang, mắt kính,… khi sử dụng.
BKC sử dụng quá liều dễ gây tồn dư trong tôm và làm giảm giá trị của tôm. Vì vậy trước khi thu hoạch cần ngưng sử dụng BKC 30 ngày.
🎯 Lưu ý khi sử dụng BKC
Không sử dụng trực tiếp mà phải pha loãng BKC rồi tạt đều thuốc lên bề mặt ao tôm.
Không dùng chung với hợp chất hữu cơ (xà phòng), chất tẩy rửa.
Hoạt tính tăng khi kết hợp với formalin.
Nước có độ đục, độ cứng cao sẽ giảm tác dụng của BKC.
Đeo bảo hộ lao động khi sử dụng: kính, bao tay, khẩu trang …
Giai đoạn mới thả tôm, tôm dưới 15 ngày không nên sử dụng BKC vì tôm giai đoạn này rất nhạy cảm với các loại thuốc diệt khuẩn mạnh.
👉 Đồng sunfat (CuSO4.5H2O) có công dụng diệt tảo và làm trong nước. Ngoài ra nó còn có khả năng diệt khuẩn và ký sinh trùng trên tôm, cá,…Đồng sunfat có kết tinh màu xanh dương, không mùi và rất dễ tan vào nước.
🎯 Hạn chế khi sử dụng CuSO4
Sử dụng với liều cao có thể gây độc, phản tác dụng làm tôm chậm lớn.
🎯 Lưu ý khi sử dụng
Nếu nước ao có độ kiềm cao sẽ kết hợp với kiềm (CO32-,HCO3-, OH-) làm kết tủa và mất tác dụng của thuốc.
Tỷ lệ Đồng Sunfat tính bằng mg/l và không nên vượt quá 0.01 tổng độ kiềm.
Không sử dụng khi thời tiết âm u, trời mưa.
Không được tháo nước trong ao sau khi xử lý Đồng Sunfat trước 72h vì xả nước ra ngoài sẽ ảnh hưởng đến môi trường bên ngoài ao.
👉 Chlorine là thành phần trong các hợp chất phổ biến trên thị trường hiện nay như hypochlorite canxi (Ca(OCl)2) – dạng chlorine khan và hypochlorite natri (NaOCl) – dạng dung dịch. Các hóa chất Chlorine có thể tan trong nước và phản ứng Oxy hóa có tác dụng diệt khuẩn cực mạnh.
Vì Clo có tính diệt khuẩn cao nên chỉ sử dụng trong khâu xử lý nước ao lắng để đảm bảo nguồn nước cung cấp cho ao tôm được sạch khuẩn, ngoài ra có thể diệt cả khuẩn Vibrio harveyi gây phát sáng trên tôm.
Để nhận biết Chlorine có hoạt lực tốt và đủ liều là sau khi sử dụng Chlorine nước sẽ càng trong hơn sau xử lý. Trường hợp nước sau xử lý Chlorine nước bị đục đỏ thì nên xem lại quy trình xử lý và hàm lượng hữu cơ trong nước.
🎯 Hạn chế của Chlorine
Giảm tác dụng khi độ pH cao, đặc biệt là khi pH trên 8.
Không có tác dụng với bào tử vi khuẩn và virus.
Không nên lạm dụng Chlorine trong diệt khuẩn vì khi diệt nhiều đáy ao tồn đọng Clo khó gây màu nước ảnh hưởng vụ nuôi.
🎯 Lưu ý khi sử dụng Chlorine
Chỉ nên được sử dụng để xử lý nước trước khi cấp vào đầu vụ nuôi.
Sau khi dùng Chlorine xử lý nước ao nên để ao 1-2 ngày cho bay hơi hết Clo rồi mới sử dụng
Sau khi dùng Clo diệt khuẩn 48 giờ cần cấy lại vi sinh có lợi cho ao.
Không nên bón vôi trước khi diệt khuẩn bằng Chlorine vì sẽ làm giảm tác dụng.
👉 Glutaraldehyde (C5H8O2) là một chất diệt khuẩn phổ rộng, và có độ hoạt động mạnh hơn so với BKC. Xử lý nước dùng dung dịch glutaraldehyde nồng độ 10-15‰ giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn, nấm và vi rút. Diệt sứa nước trong ao.
🎯 Hạn chế của Glutaraldehyde
Nó gây độc cho cá, tôm, đặc biệt là ấu trùng ở nồng độ cao.
Khi pH = 8, hoạt tính của glutaraldehyde là tốt nhất, và khi pH> 9, hoạt tính giảm và xử lý không có hiệu quả.
🎯 Lưu ý khi sử dụng
Trước khi xả thải nước, glutaraldehyde dư thừa có thể xử lý bằng NaHSO3 (natri bisulfit) để loại bỏ.
👉 Thuốc tím KMnO4 là chất oxy hóa mạnh nên có tính sát khuẩn, thường sử dụng xử lý nước đầu vụ tôm để diệt vi khuẩn, tảo.
🎯 Lưu ý khi sử dụng thuốc tím
Không bền, giảm khả năng diệt trùng dưới ánh nắng mặt trời hoặc ở nhiệt độ cao nên cần phải bảo quản trong các lọ màu nâu đen để tránh ánh sáng trực tiếp.
Hạn chế sử dụng trong ao nuôi có tôm vì khi vào nước KMnO4 sẽ kết hợp với nước tạo ra MnO2 gây độc cho tôm.
Thuốc tím sau khi pha phải được sử dụng ngay để tránh làm mất hoạt tính của thuốc.
👉 Hydrogen peroxide (H2O2) có công dụng cung cấp oxy, xử lý ký sinh trùng, diệt khuẩn, kiểm soát tảo ao tôm.
🎯 Hạn chế của H2O2
Không nên sử dụng H2O2 khi môi trường có pH lớn hơn 8,3
Nếu sử dụng quá nhiều sẽ gây độc cho tôm.
🎯 Lưu ý khi sử dụng
Trực tiếp vào ao nuôi: Liều lượng diệt tảo thường dùng là 0,1-0,5 mg/l, tùy theo nhiệt độ nước và mật độ tảo trong ao mà lựa chọn liều lượng cho phù hợp.
Chỉ sử dụng trong nước có độ cứng và độ kiềm thấp.
Tránh ánh nắng trực tiếp và các nguồn nhiệt.
👉 Potassium monopersulfate (KHSO5) là hợp chất oxy hóa hiệu quả cao và chất khử trùng nước trong ao nuôi tôm cá. Ức chế các vi sinh vật gây bệnh, tiêu diệt các loại vi khuẩn, nấm, nguyên sinh động vật và khử trùng dụng cụ trong ao nuôi.
🎯 Hạn chế của KHSO5
pH cao (>9.0), độ mặn thấp (

💥 ỨNG DỤNG CỦA  β - Glucan TRONG TĂNG CƯỜNG SỨC ĐỀ KHÁNG TRÊN TÔM THẺ💥Không giống như động vật có xương sống, tôm không ...
05/05/2023

💥 ỨNG DỤNG CỦA β - Glucan TRONG TĂNG CƯỜNG SỨC ĐỀ KHÁNG TRÊN TÔM THẺ💥
Không giống như động vật có xương sống, tôm không có hệ miễn dịch đặc hiệu. Hoạt động miễn dịch của tôm chủ yếu dựa vào hệ miễn dịch tự nhiên (miễn dịch bẩm sinh) gồm: hàng rào vật lý (lớp vỏ kitin) và miễn dịch không đặc hiệu . Khi các tế bào lạ đi qua được lớp vỏ kitin thì chúng sẽ bị ngăn cản quyết liệt bởi hệ thống miễn dịch không đặc hiệu. Bao gồm một số loại tế bào (ví dụ như đại thực bào, bạch cầu trung tính, bạch cầu đơn nhân, tế bào đuôi g*i) và một số loại protein (ví dụ như cytokine, interferon, bổ thể).. Nhưng khi gặp các điều kiện bất lợi thì hệ miễn dịch sẽ bị suy yếu, khả năng chống lại các mầm bệnh xâm nhập cũng suy giảm nhiều.
👉 Gần đây có rất nhiều nghiên cứu nhằm tăng cường hệ miễn dịch để giúp tôm có thể vượt qua các điều kiện bất lợi, trong đó các nhà nghiên cứu chủ yếu tập trung vào hợp chất β-glucan và kết quả cho thấy rất khả quan và tiềm năng ứng dụng trong ngành nuôi trồng thủy sản là rất lớn.
💥 Cơ chế kích thích miễn dịch của β-glucan
β-glucan là một polysaccharide (PS) được cấu thành từ các monosaccharide. Vị trí liên kết của các monosaccharide trong chuỗi đã hình thành nên những hợp chất với tên gọi khác nhau như là: agar (β-1,3-1,4-glucan), alginate (β-1,4 glucan), carrageenan (β-1,3-1,4-glucan) (Wood, 1974), fucoidan (β-1,3-glucan), laminarin (β-1,3-1,6-glucan) (Davis, 2003). β-glucan có rất nhiều trong thành tế bào nấm, vi khuẩn, vi tảo, tảo nâu, tảo đỏ, rong biển.
β-glucan đóng vai trò là một protein nhận biết đặc biệt PRPs (specific pattern-recognition proteins) gồm: LGBP (lipopolysaccharide và β-1,3-glucan-binding protein) và βGBP (β glucan-binding protein) trên tế bào bạch cầu. Khi phát hiện vi khuẩn hoặc vật lạ, β-glucan sẽ phát tín hiệu đến hệ thống bảo vệ, các tế bào máu sẽ di chuyển đến vị trí của chúng, thực hiện các cơ chế bảo vệ và loại bỏ tác nhân xâm nhiễm. Cụ thể β-glucan kích thích bạch cầu có hạt thực hiện quá trình tiêu giảm hạt (degranulation), giải phóng ra các enzyme miễn dịch như: prophenoloxidase (proPO), serine proteinase, peroxinectin (PX) và α2-macroglobulin (α2-M) (Lee và Söderhäll, 2002; Cerenius và Söderhäll, 2004). Tiếp theo, dưới sự xúc tác của enzyme serine proteinase (SP) kích hoạt hệ thống proPO từ dạng không hoạt động thành dạng hoạt động phenoloxidase (PO), PO là một enzyme giúp chuyển hóa các hợp chất phenol thành quinone và sản phẩm cuối cùng là melanin. Nhưng có một điều cần lưu ý là quá trình hoạt hóa hệ thống proPO cần có sự hiện diện của ion Ca2+. Nếu thiếu Ca2+ thì quá trình hoạt hóa không xảy ra ngay cả khi có các yếu tố kích thích.
👉 Melanin là sản phẩm của hệ thống proPO, có đặc tính kháng khuẩn trực tiếp, melanin sẽ bao lấy vi khuẩn hoặc vật lạ và phóng thích ra lớp vỏ kitin, khi tôm lột vỏ thì sẽ đào thải hoàn toàn vật thể lạ ra khỏi cơ thể. Quinone và các sản phẩm trung gian trong quá trình hình thành quinone và melanin cũng có thể gây độc cho các vi sinh vật lạ do chúng có hoạt tính cao. Ngoài việc tạo ra các chất mang tính độc cho vi sinh vật lạ, bạch cầu hạt còn tiết ra các peptide kháng khuẩn AMPs như: crustin, ALF (antilipopolysaccharide factors), penaeidin, lectin, lysozyme… (Jollés và Jollés, 1984; Sritunyalucksana et al., 1999; Destoumieux et al., 2000; De-la-Re-Vega et al., 2006).
👉 Quá trình β-glucan hoạt hóa hệ thống proPO trở thành dạng hoạt động PO và sinh ra sản phẩm cuối cùng là melanin được gọi là quá trình melanin hóa. Ngoài ra β-glucan còn kích thích quá trình thực bào. β-glucan sẽ liên kết với các thụ thể trên bạch cầu bán hạt để thực hiện các hoạt động thực bào, tạo thể bao bao bọc các vật thể lạ và đông máu. Để thực hiện được quá trình đông máu, β-glucan sẽ giúp hoạt hóa các protein đông máu, mục đích của quá trình đông máu là ngăn chặn sự tổn thương ở vỏ kitin và làm bất động các tác nhân xâm nhập. Trong quá trình thực bào, các gốc oxy nguyên tử (-O), hydroxyl (-OH) và hydrogen peroxide (H2O2) được xem là những chất oxy hóa mạnh tiêu diệt vi khuẩn (Fridovich, 1995; Muñoz et al., 2000).
💥 Nghiên cứu ứng dụng β-glucan trong nuôi trồng thủy sản
👉 Năm 2011, Jie Chang và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu trên tôm thẻ chân trắng về khả năng đáp ứng miễn dịch và tỉ lệ sống khi kết hợp cho ăn với β-glucan. Tôm sau khi bị cảm nhiễm bởi Vibrio alginolyticus với mật độ 6,4x104 CFU/tôm được cho ăn với chế độ ăn bình thường và với chế độ ăn có bổ sung β-glucan thì kết quả tăng 20% tỉ lệ sống so với chế độ ăn không có β-glucan (71% so với 51% sau 72 giờ nuôi). Tổng lượng tế bào máu giảm đáng kể sau 24 giờ nuôi nhưng sau đó đã trở lại mức bình thường và kết quả ghi nhận tổng lượng hồng cầu ở chế độ ăn có β-glucan cao hơn đáng kể so với chế độ ăn thông thường. Lượng tế bào máu giảm ở giai đoạn đầu là do khi V. alginolyticus xâm nhập vào cơ thể tôm, β-glucan sẽ kích thích hệ miễn dịch thực hiện cơ chế bảo vệ, tế bào bạch cầu sẽ được sử dụng để thực hiện các quá trình melanin hóa, thực bào. Sau khi loại bỏ được V. alginolyticus thì tế bào máu sẽ được tăng cường sản xuất để trở lại mức cân bằng. Hệ thống enzyme PO cũng tăng cao sau khi tôm được cãm nhiễm với vi khuẩn V. alginolyticus, β-glucan đóng vai trò rất lớn trong việc hoạt hóa hệ thống enzyme PO để tạo ra các chất kháng khuẩn.
👉Năm 2012, Zhao và cộng sự cũng đã tiến hành khảo sát tác động của β-glucan đến đáp ứng miễn dịch của tôm thẻ nhưng chỉ thị không phải là vi khuẩn Vibro mà là khí độc nitrite NO2 . Khi kết hợp khẩu phần ăn của tôm với β-glucan ở các nồng độ 0, 250, 500, 1000 mg/kg thì tỉ lệ sống của tôm đều cho thấy sự tăng trưởng nhưng chỉ có khẩu phần ăn kết hợp với 250 mg/kg có ý nghĩa về mặt thống kê (P500 mg/kg) thì β-glucan mới đóng vai trò như một chất kích thích miễn dịch.
Tóm lại, tiềm năng ứng dụng β-glucan trong nuôi trồng thủy sản là rất lớn. β-glucan đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc kích thích hệ thống miễn dịch của tôm, ngăn chặn các tác nhân gây hại như Vibro, cải thiện khả năng sống sót cũng như khả năng chống chịu trước các điều kiện bất lợi của môi trường
ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT BÀ CON VUI LÒNG LIÊN HỆ
☎️ Hotline (zalo): 08.59.69.62.52

💥LÝ DO TÔM BỊ BỆNH HỒNG THÂN (ĐỐM TRẮNG) KHÔNG THỂ CỨU CHỮA LÀ ĐÂY!!! 💥Để đảm bảo khả năng bảo vệ của mình, cơ thể có 2 ...
05/05/2023

💥LÝ DO TÔM BỊ BỆNH HỒNG THÂN (ĐỐM TRẮNG) KHÔNG THỂ CỨU CHỮA LÀ ĐÂY!!! 💥
Để đảm bảo khả năng bảo vệ của mình, cơ thể có 2 loại cơ chế bảo vệ: miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch đặc hiệu. Miễn dịch bẩm sinh cho phép cơ thể tự bảo vệ chống lại các tác nhân truyền nhiễm ngay lập tức. Ngược lại, miễn dịch đặc hiệu mang lại sự bảo vệ muộn hơn nhưng lâu dài hơn.
💥 1. Miễn dịch đặc hiệu là gì? Các loại miễn dịch đặc hiệu
Miễn dịch thu được hoặc miễn dịch đặc hiệu có thể được coi là “tuyến phòng thủ thứ ba” khi nói đến việc chống lại mầm bệnh và bệnh tật.
👉 Tuyến phòng thủ đầu tiên đề cập đến các hàng rào có trong cơ thể, chuyên dùng để ngăn chặn mầm bệnh và dị vật xâm nhập. Bao gồm lớp vỏ Kitin (hàng rào vật lý) cũng như các chất bài tiết như chất nhầy, và dịch dạ dày (hàng rào hóa học).
👉 Tuyến phòng thủ thứ hai là phản ứng miễn dịch không đặc hiệu, ngăn chặn sự gia tăng của các tác nhân truyền nhiễm đã xâm nhập vào cơ thể. Bao gồm một số loại tế bào (ví dụ như đại thực bào, bạch cầu trung tính, bạch cầu đơn nhân, tế bào đuôi g*i) và một số loại protein (ví dụ như cytokine, interferon, bổ thể).
Tuyến phòng thủ thứ nhất và thứ hai đều là một phần của hệ thống miễn dịch bẩm sinh. Khả năng miễn dịch bẩm sinh phản ứng theo cùng một cách đối với mọi bệnh nhiễm trùng hoặc mối đe dọa tiềm ẩn và phù hợp với khả năng miễn dịch mà bạn được sinh ra.
3 tuyến phòng thủ bảo vệ cơ thể trước mọi tác nhân xâm nhập
👉 Nếu một bệnh nhiễm trùng hoặc mầm bệnh vượt qua được hai tuyến phòng thủ này và tồn tại trong cơ thể trong một khoảng thời gian, thì tuyến phòng thủ thứ ba - hệ thống miễn dịch đặc hiệu sẽ tham gia. Vì chính hệ thống miễn dịch này tạo ra phản ứng đặc hiệu với mầm bệnh cần loại bỏ. Miễn dịch đặc hiệu mô tả phản ứng miễn dịch cụ thể đối với kháng nguyên. Là miễn dịch phát triển theo thời gian do tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh khác nhau.
Hệ thống miễn dịch đặc hiệu thường được chia thành hai loại: miễn dịch tế bào và miễn dịch dịch thể. Cả hai loại miễn dịch này đều hoạt động đồng thời để chống lại nhiễm trùng.
• Miễn dịch qua trung gian tế bào tương ứng với miễn dịch của tế bào T, bởi chủ yếu dựa vào hoạt động của các tế bào lympho T. Miễn dịch tế bào có hiệu quả chống lại mầm bệnh nội bào.
• Miễn dịch dịch thể tương ứng với miễn dịch tế bào B vì chủ yếu dựa vào hoạt động của tế bào lympho B, một loại tế bào tạo ra protein gọi là kháng thể. Miễn dịch dịch thể đề cập đến miễn dịch kháng thể và có hiệu quả hơn đối với mầm bệnh ngoại bào. Tuy nhiên, các tế bào B không hoạt động một mình và thường cần sự trợ giúp của một số loại tế bào lympho khác để tạo ra phản ứng miễn dịch hiệu quả.
💥 2. Cơ chế hoạt động của miễn dịch đặc hiệu
Sau sự tương tác giữa một tác nhân truyền nhiễm và khả năng miễn dịch bẩm sinh, miễn dịch đặc hiệu bắt đầu hoạt động trong các mô bạch huyết, đặc biệt là ở các hạch bạch huyết và lá lách. Một số cơ chế:
👉 Kháng nguyên (tác nhân truyền nhiễm) kích hoạt trực tiếp các tế bào lympho B, có các thụ thể đặc hiệu.
👉 Các tế bào lympho B đã hoạt hóa sau đó trở thành tương bào, các tế bào này sẽ tiết ra các kháng thể đặc hiệu để tiêu diệt kháng nguyên (miễn dịch dịch thể).
👉 Kháng nguyên (tác nhân truyền nhiễm) được trình diện cho các tế bào lympho T bởi các tế bào trình diện kháng nguyên (ví dụ: tế bào đuôi g*i).
👉 Các tế bào trình diện kháng nguyên kích hoạt các tế bào lympho T, các tế bào này biệt hóa thành: tế bào lympho T gây độc tế bào (CD8+), tiêu diệt các tế bào bị nhiễm bệnh (miễn dịch tế bào) và tế bào lympho T trợ giúp (CD4+), kích thích tế bào lympho B tạo ra một lượng lớn kháng thể và tế bào ghi nhớ, sau đó sẽ trú ngụ trong tủy.
💥 3. Đặc điểm của miễn dịch đặc hiệu
Các đặc điểm của miễn dịch đặc hiệu bao gồm:
👉 Phòng thủ chậm hơn: Trong lần tiếp xúc đầu tiên với kháng nguyên, thời gian cần thiết để sản xuất kháng thể là 2 đến 3 tuần. Sự chậm trễ này phản ánh thời gian biệt hóa tế bào B ở nách và hạch bạch huyết
👉 Tính đặc hiệu: Miễn dịch này phụ thuộc và đặc hiệu với các kháng nguyên của tác nhân truyền nhiễm.
Sự hiện diện của bộ nhớ miễn dịch dẫn đến các phản ứng miễn dịch khác nhau trong những lần tiếp xúc tiếp theo với cùng một tác nhân lây nhiễm. Các tế bào bộ nhớ tăng sinh rất nhanh và biệt hóa, trong vòng 3 đến 5 ngày, thành tế bào plasma tạo ra lượng kháng thể cao hoặc thành tế bào lympho T gây độc tế bào có khả năng loại bỏ kháng nguyên hoặc tế bào bị nhiễm bệnh. Các tế bào lympho bộ nhớ sẽ nằm trong tủy xương để tiếp tục trưởng thành trong khoảng thời gian từ 4 đến 6 tháng
💥 4. Miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào
Miễn dịch đặc hiệu tạo ra 2 phản ứng miễn dịch: miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào. Hầu hết các kháng nguyên và vắc xin đều kích thích cả tế bào B và tế bào T, và 2 phản ứng này có mối liên hệ mật thiết với nhau.
👉 Miễn dịch dịch thể
Miễn dịch dịch thể được thực hiện qua trung gian sản xuất kháng thể bởi các tế bào lympho B. Miễn dịch dịch thể chủ yếu chống lại các tác nhân truyền nhiễm ngoại bào như vi khuẩn. Tế bào lympho B biệt hóa thành tế bào plasma sản xuất kháng thể và tế bào lympho B trí nhớ.
Các kháng thể chính là:
• IgGs: được tìm thấy trong máu và các mô.
• IgMs: được sản xuất đầu tiên.
• IgA: chiếm ưu thế trong dịch tiết ngoại bào.
• IgE: đóng một vai trò trong các phản ứng dị ứng.
• IgD: có số lượng thấp trong huyết thanh.
Tuổi thọ của các tế bào plasma bị hạn chế vì chúng không còn phân chia sau khi biệt hóa và dần biến mất. Sự biến mất của các kháng thể phản ánh sự biến mất của các tế bào plasma. Thời gian tồn tại của kháng thể liên quan trực tiếp đến kháng thể đạt được sau khi tiêm vắc xin. Việc đo kháng thể trong huyết thanh trong phòng thí nghiệm cung cấp cái nhìn sâu sắc về phản ứng miễn dịch dịch thể đối với vắc-xin. Đáp ứng thể dịch chỉ là một phần của đáp ứng miễn dịch, phần còn lại là miễn dịch tế bào.
👉 Miễn dịch tế bào
Miễn dịch tế bào chủ yếu được trung gian bởi các tế bào T. Miễn dịch tế bào nhằm chống lại các tác nhân lây nhiễm nội bào như virus. Các tế bào bộ nhớ được kích hoạt lại khi tiếp xúc thêm với một kháng nguyên cụ thể sau khi tiếp xúc với vắc-xin hoặc bệnh.
Miễn dịch tế bào có thể bảo vệ con người ngay cả khi không có kháng thể có thể phát hiện được. Miễn dịch tế bào khó đo hơn miễn dịch dịch thể
ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT BÀ CON VUI LÒNG LIÊN HỆ
☎️ Hotline (zalo): 08.59.69.62.52

12/06/2022

💥💥💥TẢO XANH VÀ CÁCH CẮT TẢO XANH TRONG AO NUÔI TÔM💥💥💥
🌴 Tảo xanh (tảo lam) là một loại tảo độc thường xuất hiện trong các ao nuôi Tôm, cá, đặc biệt vào những hôm nhiệt độ lớn hơn 25oC. Sự hiện diện và phát triển của chúng ngoài việc gây ra tình trạng thiếu oxy, còn tiết ra các chất độc gây bệnh Gan tụy, phân trắng, và tiết mùi hôi làm tôm nuôi có mùi lạ . Nên việc xử lý tảo xanh trong ao nuôi tôm là rất cần thiết.
🌴 Tuy nhiê, với phương pháp khoa học trước đây thường gây ra tình trạng mất oxy trong ao nuôi và gây biến động chất lượng nước ao nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến Tôm. Do đó, đây không phải là cách tối ưu.
❓❓❓ Vậy đâu mới là giải pháp an toàn và hiệu quả?
💥 SỬ DỤNG CHẾ PHẨM SINH HỌC CP-FLOC 01: GIẢI PHÁP DIỆT TẢO XANH HIỆU QUẢ VÀ AN TOÀN NHẤT CHO AO NUÔI
💥 CP-FLOC 01 là một trong những chế phẩm vi sinh của CP-Floc. Với các CHỦNG VI SINH VẬT CÓ LỢI ĐƯỢC CHỌN LỌC sẽ thúc đẩy nhanh quá trình phân hủy các chất hữu cơ dư thừa trong ao nuôi. Từ đó làm giảm lượng N và P, 2 yếu tố kích thích sự phát triển của tảo xanh. Đặc biệt, quá trình phân hủy diễn ra liên tục 24/24h, hiệu quả làm sạch nước ao nuôi tôm có màu xanh đậm, sạch đáy và sạch nhớt bám quanh ao bạt. Từ đó hỗ trợ tốt trong việc giảm thiểu sự hiện diện và phát triển của tảo xanh.
👉👉👉CP-Floc 01: Chính là sự lựa chọn hoàn hảo giúp Bà con nuôi tôm diệt tảo xanh, sạch bạt, sạch đáy hiệu quả. Giúp tôm phát triển mạnh và cho năng suất cao
LIÊN HỆ NGAY CP-FLOC ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CHI TIẾT VỀ SẢN PHẨM
----------------------------
Công ty TNHH CP-Floc
Địa chỉ: Thôn 2, xã Đô Lương, Huyện Đông Hưng, Tỉnh Thái Bình
☎️Hotline: 0977947522 (E.Thơm)

Address

Kim Sơn
Ninh Bình
43000

Telephone

+84977947522

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Tổng Kho Men Vi Sinh Chính Hãng Cp Floc posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Videos

Shortcuts

  • Address
  • Telephone
  • Alerts
  • Videos
  • Claim ownership or report listing
  • Want your business to be the top-listed Convenience Store?

Share