02/06/2024
1. Tiêu sản và tài sản khác nhau chỗ nào?
2. trên góc độ quản độ quản lý tài sản cá nhân thôi nha, thì nó là vốn gia tăng hay mất đi đúng không? Nhưng vậy chi phí khấu hao sẽ được tính vào lợi nhuận (tiết kiệm) thế nào?
3. Ví dụ mua cái điện thoại, thì khấu hao nghĩa là gì? Sau khi khấu hao xong thì sao nữa? Nếu điện thoại mất thì tiền đâu xoay?
4. Thì giả sử mình tính chi phí này vào khoản đầu tư ban đầu (người ta hay nói là mua để học hay mua để làm việc) thì nghĩa là để tạo ra thu nhập đúng không?
5. Vấn đề này có nói trong Sharktank nè, tức là khi deal giá thì hay có cái màn báo cáo tài chính (không biết rating đoạn này sao ta) và có câu nói giá trị trong tương lai trước rồi mới xét xem em đã bỏ ra những gì. Hồi tôi chia sẻ với mấy đứa em sắp ra trường về mức lương kỳ vọng là khấu hao khoản chi phí trong lúc học sau khi ra trường bao nhiêu năm để dự toán mức lương.
6. Thì đó đó, doanh nghiệp hầu hết sẽ hỏi về giá trị tương lai trước, còn bạn lại deal bằng chi phí trước. Nên ít nhất bạn phải có cái nhìn gọi là chi phí khấu hao để đem đi đầu tư. Tức là bạn khấu hao cái điện thoại trong 3 năm thì bạn tích trữ thêm khoản này vào tiết kiệm, lỡ sau 3 năm phải mua mới, còn nếu không nó nên chuyển thành đầu tư có thanh khoản hơn là đầu tư khoản khác (tách bạch các khoản đầu tư khi chưa có nhiều vốn).
7. Ví dụ khác là lùm xùm gần đây, người ta nhìn vào thời gian hũ vàng, sau đó thì thế nào? Mong rằng cuộc đời trúng số 1 lần? Chắc chắn là sau đó sẽ được chia (ông này xịn mà) nhưng ít ai hỏi là tiết kiệm riêng còn bao nhiêu, quản lý tài chính thế nào?
8. Vậy chi phí khấu hao trong thân-tâm-trí nên được tính như thế nào? Thường tôi sẽ nghĩ là “mình không nên làm việc này (chi phí cơ hội)”, thường mức lương và yêu cầu cho việc này là bao nhiêu, thì nếu bù trừ chi phí cơ hội thì kiểu “làm osin tháng 30 triệu” thì ai cũng làm.
9. theo thống kê reach và insight của facebook business thì khá chắc là không ai đọc cái này và không tiếp cận được mấy cái post này, mà cớ sao vẫn khó chịu nhỉ? Hồi tôi nói về việc chưa đạt được thành quả thì rất khó nói mà có người nghe, nhưng cũng có khi bạn đạt được mà vẫn không vậy. Điều này có thể chia làm 2 kiểu: một là đang xây dựng lối sống thì khái quát hoá vẫn là cách hay khi tìm ra điểm chung ở nhiều ví dụ (như lời khuyên không nên vay quá 30% thì nó khá tương đồng với lý thuyết tài chính: lợi nhuận với chi phí khấu hao với nợ phải trả (lãi vay các thứ)). Tài sản (ví dụ tri thức mất giá) theo giá trị thị trường nghĩa là cần phải tính lại lợi nhuận định kỳ, vì như đã nói là lên kế hoạch cho từng đồng (không đụng vào chi phí khấu hao do đã tách bạch các khoản đầu tư) thì kế hoạch phân bổ lợi nhuận là trùng tu (sửa nhà, cập nhập kiến thức, nâng cấp lối sống, sức khoẻ…) thì nghĩa là tái đầu tư lợi nhuận thì lại đẻ ra cái chi phí khấu hao cho khoản lợi nhuận này.
10. Không ngại học từ người giỏi hơn mình và rút kinh nghiệm từ người dở hơn mình, theo Yuval Noah Harari thì tư bản phục hồi và chiến thắng nhờ nghiền ngẫm kinh tế chính trị tư tưởng đường lối mà. Nên với tinh thần đó, nếu công kích thái độ là một chiến lược muốn tốt cho người khác, hãy thử phân tích để lặp lại và lan toả hành vi tích cực này.
11. Để tổng kết lại thì chắc sẽ dùng thống kê: ví dụ khi tôi nghĩ là lương tháng 100 triệu thì có thể chi tiêu thoải mái hơn hay sẽ tiết kiệm được nhiều hơn? Hay việc tiết kiệm sẽ thoải mái hơn? Cảm giác tiết kiệm được nhiều hơn và chi tiêu thoải mái hơn tương quan vì là kết quả của cái gì khác, hơn là nhân quả của nhau. Thì bữa có một cái diễn tả rất hay là các thông số thống kê giống nhau nhưng có viz khác hoàn toàn, nên phân bố là một yếu tố đỉnh điểm xác định điểm uốn: kiểu bạn xây dựng độ phức tạp hay độ khó ấy. Cảm giác kiểu 1 tuần liên tiếp bạn blank nhiều hơn bình thường 30 giây và lên xà nhiều hơn 1 phút thì chỉ mang tới thoải mái cho bạn chứ nếu bị so sánh thì vẫn thấy “tập là được” ấy. (Nhưng đúng là tập là được mà). Thì nói dài hơn chút nữa chính là chi phí (cơ hội - khấu hao) ~ thời gian.