ruousach.vn

ruousach.vn Nồng Ấm Hương Vị Việt

Tinh hoa rượu gạo Việt NamHạt gạo đặt nền móng cho văn minh nhân loại ở Châu Á. Từ giống cây lương thực nuôi sống con ng...
06/02/2021

Tinh hoa rượu gạo Việt Nam

Hạt gạo đặt nền móng cho văn minh nhân loại ở Châu Á. Từ giống cây lương thực nuôi sống con người tới nguồn cội chất men làm mê đắm những nền văn minh lâu đời nhất, kéo dài hàng nghìn năm.
Bằng chứng là những di tích khảo cổ về cây lúa gạo được thuần hóa từ 8200 năm trước ở Trung Quốc và lan dần sang những quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Đồng bằng Châu thổ sông Hồng là một trong những vựa lúa lớn nhất cả nước. Và đây cũng chính là nguồn nguyên liệu trân quý của rượu Việt
Người Việt cũng kị nhất việc bỏ phí cơm gạo vì đó là “Ngọc thực”. “Ngọc thực” nấu thành bánh chưng xanh là hình ảnh của đất, giã thành bánh dầy là hình của trời. Từ thời vua Hùng thứ 18, truyền thống nấu bánh chưng, bánh dầy dịp Tết vẫn được lưu truyền như một nghi lễ bày tỏ lòng biết ơn với món quà của trời đất, đó chính là hạt gạo.
“Vô tửu bất thành lễ”, ý nói các nghi thức quan trọng như ma chay, cưới hỏi mà thiếu đi chén rượu là không thành. Điều này cho thấy tầm quan trọng của rượu nói riêng và lúa gạo nói chung trong văn hóa Việt. Vào dịp lễ Tết, mâm cao cỗ đầy được dâng lên tổ tiên lúc nào cũng phải có thêm chai rượu. Ở những vùng nông thôn, nhà nào nghèo thì cũng phải cố chuẩn bị bằng được cút rượu để lên bàn thờ, nếu không muốn bị quở trách.

Lịch sử rượu Việt P2Rượu vẫn được duy trì là một công việc kiếm thêm thu nhập của người chăn nuôi lợn cho đến tận ngày n...
04/02/2021

Lịch sử rượu Việt P2
Rượu vẫn được duy trì là một công việc kiếm thêm thu nhập của người chăn nuôi lợn cho đến tận ngày nay.
Ngành nấu rượu khởi đầu rất khiêm tốn. Dân làng cùng nhau làm xưởng nấu rượu nhỏ. Mọi người phân chia nhau việc mua gạo, làm bình gốm nấu rượu và giám sát quá trình lên men. Xưởng lớn nhất có thể sản xuất 600 lít mỗi ngày.
Cùng việc mở rộng toàn cầu, người Pháp đã tìm đến Đông Dương như một cái mỏ để khai khẩn. Không khó để kiếm lời từ những ti Rượu. Tất cả những gì cần làm là tăng giá gấp bốn lần, điều chúng đã làm vào năm 1897.
Đây là nơi Albert Calmette đã đặt chân đến. Nhà khoa học và bác sĩ Calmette đến Việt Nam với ý định khiêm tốn là nghiên cứu vắc-xin. Nhưng chính quyền thực dân lại có kế hoạch khác.
Những gì Calmette thực sự phát kiến thực ra là một sản phẩm tệ hại hơn rất nhiều. Một thứ đồ uống chứa toàn ethanol công nghiệp, vô vị, độ cồn lên tới 45% ABV. Nhưng có hề gì, chính quyền mê mẩn với lợi nhuận thu được.
Tận dụng phát minh của Calmette, thực dân đổ tiền vào A.R Fontaine, một doanh nhân trẻ người Pháp vào năm 1905 để độc quyền sản xuất rượu ở Việt Nam.
Fontaine đã xây một nhà máy khổng lồ ở Hà Nội (là nhà máy rượu Halico) , hoạt động suốt ngày đêm và sản xuất 20.000 lít rượu nguyên chất mỗi ngày.
Những chai rượu được sản xuất hàng hoạt như vậy dĩ nhiên không đáp ứng được nhu cầu người dân. Khắp nơi người ta đành lén lút nấu rượu bằng gạo nếp rồi đem giấu trong những lùm tranh, lùm đế ở xa nhà, hoặc khi thấy Tây đoan, Tàu cáo đến bắt, nghe động thì bê tất cả nồi rượu, bình rượu chạy vội giấu dưới đồng cỏ hoang dại mọc toàn cây đế, một loài cây giống cỏ năn, cỏ lác, cỏ tranh, hay lau sậy mọc cao vút đầu. Tên gọi rượu đế trong Nam xuất xứ từ đây.
Dù muốn hay không, người Việt vẫn phải mua và tiêu thụ rượu của thực dân hoặc phải đối mặt với án phạt nặng.
Miền Bắc nấu rượu uống chui lủi nên còn có thời kỳ gọi là rượu cuốc lủi vì vừa bán vừa trốn lủi như con chim cuốc. Tiếng là quốc hồn quốc túy mà phải nấu chui nấu lủi, uống chui uống lủi thì gọi là rượu quốc lủi. Trớ trêu thay là cái việc tự nấu rượu ấy vẫn bị cấm, dù cho chỉ nấu để lấy bỗng rượu nuôi lợn chứ không phải để đầu độc con người.
Những cuộc nổi dậy của người Việt đã xảy ra và bị chính quyền thực dân đàn áp đẫm máu. Cuối cùng đi đến thỏa hiệp tạo nên một loại rượu hòa trộn từ cả hai. Điều này đã làm Pháp mất đi sự kiểm soát rượu ở Việt Nam.

RƯỢU CỔ TRUYỀN – NÉT ĐẸP VĂN HÓA NGƯỜI VIỆTRượu lâu nay là một nét văn hóa vô cùng đặc sắc của người Việt, đặc biệt là n...
04/02/2021

RƯỢU CỔ TRUYỀN – NÉT ĐẸP VĂN HÓA NGƯỜI VIỆT
Rượu lâu nay là một nét văn hóa vô cùng đặc sắc của người Việt, đặc biệt là những loại rượu truyền thống. Rượu cổ truyền là đại diện cho một nền văn minh lúa nước, gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của cha ông ta. Rượu luôn xuất hiện trong những dịp quan trọng, đặc biệt để thể hiện tinh thần, hào khí của dân tộc. Vậy có khi nào chúng ta tự hỏi rằng rượu có từ bao giờ và vì sao người Việt lại uống rượu?
Người xưa quan niệm, rượu là sự thăng hoa của ngũ cốc, văn thơ lại là sự kết tinh của ngôn từ. Trong thi ca, rượu vẫn thường được nhắc tới như tinh hoa của đất trời. Nguyễn Trãi có câu thơ “Đua chi chén rượu câu thơ / Thuốc lào ngon nhạt, nước cờ thấp cao”
Từ thời dựng nước, vua Hùng đã cho nhân dân trồng lúa gạo để sinh sống, người dân dùng gạo, các loại ngũ cốc ủ cùng men để thành rượu. Đến đời vua Hùng cuối cùng vì say sưa mà đã để mất nước vào tay Thục Phán. Trải qua cả nghìn năm Bắc Thuộc nhưng người Việt vẫn giữ lại được phong tục uống rượu vốn có.
Từ triều nhà Ngô, Đinh, Tiền Lê đến triều nhà Tây Sơn, triều Nguyễn, phong tục tập quán người Việt vẫn luôn được duy trì và phát huy, rượu cũng theo đó mà dần được chắt lọc tinh túy, tạo thành những thức tửu thượng hạng. Qua mỗi thời kỳ lại có loại quốc tửu khác nhau như nhà Lê Trịnh có rượu sen làng Thụy Chương, nhà Nguyễn có rượu Trầm Kỳ,…mỗi vùng lại có những đặc trưng riêng.
Thế giới quan con người chỉ có hai khái niệm: vật chất và tinh thần. Rượu chính là thứ nằm trong cả khái niệm vật chất và tinh thần, là vật chất khi có thể nếm, ngửi, là tinh thần khi chứa đựng hương vị xứ sở, đại diện cho nền văn hóa của con người.
Người Việt uống rượu vì nhiều lẽ khác nhau.
Như dòng chảy nhẹ nhàng, sâu lắng, hình tượng rượu ngấm dần vào phong tục rồi biểu hiện ra những nét văn hóa rất sinh động. Trước hết là để cúng ông bà tổ tiên: “Rượu ngon chắt để bàn thờ...”. Rượu thể hiện tấm lòng con cháu thảo thơm, trong sáng đối với ông bà tổ tiên để mong ông bà phù hộ.
Rượu xuất hiện trong những dịp trọng đại như lễ, Tết, ngày hội, ngày cưới… Cùng với trầu cau, rượu là lễ vật bắt buộc trong ngày cưới hỏi, con gái dâng chén rượu mừng mời cha mẹ trước khi yên bề gia thất.
Trong ngày Tết, rượu không thể thiếu. Là thứ để con người gần gũi hơn, vui vẻ, nồng nàn hơn. Tận xa xưa đã có tục lấy rượu là phần thưởng trong các cuộc vui ngày Tết.
Uống rượu không chỉ là uống, mà còn là tỏ lòng, tìm tri kỷ, là một sự kết nối trong cảm xúc và tương thông về tâm hồn. Chẳng thế mà có câu “Rượu ngon phải có bạn hiền, không mua không phải không tiền không mua.”

Lịch sử rượu Việt phần 1Khoảng những năm 1390. Sau khi đánh bại quân Mông Cổ, binh lính Trung Quốc tụ lại ăn mừng bằng t...
02/02/2021

Lịch sử rượu Việt phần 1
Khoảng những năm 1390. Sau khi đánh bại quân Mông Cổ, binh lính Trung Quốc tụ lại ăn mừng bằng thức uống từ gạo lên men, say sưa mà không hề hay biết đây là nền móng văn minh nhân loại. Đây là mốc lịch sử quan trọng đánh dấu sự ra đời của rượu được ghi lại trong sử sách.
Bạch Tửu ra đời bằng phương thức chưng cất, gạn lọc bớt phần nước, để lại phần rượu mạnh. Có vị cay gắt nhưng Bạch Tửu vẫn làm người ta chuếnh choáng tới mê lòng, nhanh chóng phổ biến vào thế kỷ thứ 14.
Sang đầu thế kỷ 15, chiến tranh xâm lược của nhà Minh diễn ra dẫn đến sự truyền bá trong nhiều lĩnh vực, bao gồm vũ khí, khoa học kỹ thuật, nông nghiệp và rượu. Việt Nam là một trong những quốc gia láng giềng như Lào, Campuchia, Thái Lan có những tiếp thu nhất định từ loại rượu của vùng đất đại lục để cho ra đời nhiều loại thức uống làm từ gạo, mang dấu ấn văn hóa riêng.
Những mẻ rượu đầu tiên xuất hiện ở vùng Đồng bằng Châu thổ sông Hồng, một trong những vựa lúa lớn nhất châu Á. Gạo sau khi lên men và trải qua quá trình chưng cất sẽ được đem đi làm thức ăn cho lợn, thu về nhiều lợi ích kinh tế cho người nông dân.
Rượu ngày nay là thức uống ưa thích của mọi tầng lớp. Trong thời phong kiến lại rất được các vua chúa, hoàng tộc say mê. Thuở xưa, ngôi làng Phú Lộc có nghề nấu rượu truyền thống ngon nức tiếng. Rượu ở đó ngon đến nỗi chẳng gặp hề hấn gì trong giai đoạn cấm uống rượu dưới triều đại nhà Nguyễn.

Nét đẹp văn hóa trong những thức tửu cổ truyềnBát nhã của người Việt xưa có “cầm, kỳ, thi, họa, hoa, thi, trà, ẩm”, để m...
01/02/2021

Nét đẹp văn hóa trong những thức tửu cổ truyền
Bát nhã của người Việt xưa có “cầm, kỳ, thi, họa, hoa, thi, trà, ẩm”, để minh chứng rằng thưởng tửu (ẩm), từ lâu đã trở thành một nét đẹp văn hóa không thể thiếu trong cuộc sống người Việt.
Nếu như miếng trầu là đầu câu chuyện thì chung tửu là một phần không thể thiếu giúp câu chuyện trở nên hoàn mỹ hơn, chính vì thế cổ nhân mới có câu “ vô tửu bất thành văn” là vậy. Trong những dịp lễ lạt, hội hè, không thể thiếu thức men truyền thống để dâng lên thánh thần, tiên tổ như một phần của nghi lễ.
Khi kết hợp cùng những thảo dược, nguyên liệu quý hiếm, thức tửu cổ truyền sẽ trở nên bổ dưỡng, là bí quyết bồi bổ cơ thể, thông kinh mạch huyệt lạc, tái tạo đề kháng giúp cho người ốm nhanh hồi phục, người trẻ thêm cường tráng, trung niên thêm phong độ, người cao tuổi minh mẫn đắc thọ.
Thức tửu cổ truyền là niềm tự hào, nét đẹp đại diện cho một nền văn minh lúa nước lâu đời của dân tộc Việt. Nâng chung tửu thơm nhớ về nguồn cội để cảm được hào khí dân tộc chảy trong huyết quản, chạnh lòng người Việt oằn mình qua bao con nước thời cuộc để không ngừng vươn lên tỏa rạng hào khí Việt Nam.

Vì sao người Việt lại uống rượuĐể giải thích cho câu hỏi “vì sao người Việt lại uống rươu?” có lẽ chúng ta sẽ quay lại k...
23/01/2021

Vì sao người Việt lại uống rượu

Để giải thích cho câu hỏi “vì sao người Việt lại uống rươu?” có lẽ chúng ta sẽ quay lại ký ức ngày xưa, khi từ bé đã thấy trên ban thờ của gia đình luôn có một nậm rượu trắng. Sựu xuất hiện của nậm rượu trên ban thờ để tỏ lòng thành kính của con cháu với gia tiên, ngày nay người Việt vẫn duy trì tục thờ rượu này.
Trong các dịp lễ, hội, đám cưới, đám hỏi hay bất kỳ dịp gì quan trọng, rượu luôn xuất hiện như chứng minh cho câu “ vô tửu bất thành văn”, có rượu mới có thể khởi sự.

Âm dương tương hợp
Người phương Đông có thuyết “âm dương tương hợp”, nghĩa là có dương thì phải có âm, trong bất kỳ vấn đề gì, âm dương hài hòa thì mọi việc mới hanh thông. Trong bữa ăn hàng ngày cũng phải có âm có dương, thịt rau là dương, rượu mềm là âm. Có chén rượu giwuax bữa cơm thịt thì mọi thứ bỗng trở nên hài hòa hơn, hương vị tròn đầy vừa vặn.

Văn hóa Việt khi xưa, uống được rượu cũng là một cách khiến những người đàn ông vỗ ngực, ngẩng cao đầu. Đàn ông có chút men trong người sẽ trở nên phong độ, oai phong hơn, lời nói sẽ mang tính uy trong đó. Ông bà có câu “Nam vô tửu như kỳ vô phong” ý nói trai mà không uống rượu thì khác gì cờ khi không gió, không thể kiêu hãnh giương cao, vẫy chào.
“Chén tạc chén thù”
Chén tạc là khi chủ chúc khách, khách đáp lễ lại bằng chén thù. Văn hóa chúc tụng cứ từ xa xưa mà hình thành như thế. Nếu kẻ bần nông uống rượu trong bữa ăn, với những câu chuyện về mùa vụ, cây lúa. Thì người nho sĩ lại dùng rượu để thết đãi nhau, giao hảo, bình thơ, luận văn, cảm khái cuộc đời.
Ta hay nghe “miếng trầu mở đầu câu chuyện” thì chén rượu chính là thứ để thắt tình anh em.
Rượu cũng như một liệu pháp dành cho tâm hồn
Xa rời những cuộc vui, tạm quên những lễ lạt, rượu trở nên trầm hơn với những nỗi lòng không cách nào giãi bày. Người xưa tìm đến rượu như tìm đến một “niềm vui tạm”, hay một cách để quên đi. Còn nay, vì sao người Việt uống rượu? Để quên đi nỗi buồn trần thế, ai oán nhân gian, quên đi cái nhiễu nhương của thời cuộc.

Một số mẹo làm men sạch để ủ rượu truyền thốngCòn rất ít người biết công thức và cách ủ rượu theo kiểu truyền thống, số ...
21/01/2021

Một số mẹo làm men sạch để ủ rượu truyền thống

Còn rất ít người biết công thức và cách ủ rượu theo kiểu truyền thống, số người biết ủ rượu cần chỉ còn đếm trên đầu ngón tay và người biết cách làm men rượu từ tinh túy của rừng thì chắc chỉ còn vài nguời. Ngày nay, để cho tiện lợi và nhanh chóng thì bà con mọi người ,hay mua men làm sẵn về để ủ rượu, nhưng rượu được ủ từ loại men này không thơm và đậm đà bằng men do chính tay mình làm, thậm chí còn gây hại tới sức khỏe và tính mạng.

Để tạo được một loại men rượu đúng nghĩa, phải chuẩn bị khá nhiều nguyên liệu quý. Ngoài nguyên liệu chính là gạo, phải vào rừng tìm cho được cây d**g blog quế cho vào men để tạo vị ngọt và mùi thơm cho rượu. Ngoài ra, một chút mật nhím cũng là thành phần quan trọng trong men rượu, giúp tạo nên hương vị đặc biệt trong rượu cần.

“Linh hồn” của rượu cần được dồn vào trong men ủ rượu. Men phải hội đủ các vị đắng, cay, chua, ngọt… thì rượu ủ lên mới đậm vị được.
Men truyền thống cần phải được tỉ mỉ từ việc chọn nguyên liệu đến cách ủ rượu. Men rượu phải được lựa chọn những loại nguyên liệu tinh túy, đảm bảo, quá trình là men cũng phải rất kỳ công và nghiêm ngặt.

Sau khi nấu gạo thành cơm, để nguội thì đem trộn với vỏ trấu và men đã giã nát. Đặc biệt, khi cho cơm vào ché để ủ phải bịt kín để rượu có mùi thơm. Rượu trong các loại ché lớn nhỏ khác nhau thì có thời gian ủ khác nhau. Có ché chỉ sau 1 tháng là uống được nhưng có ché phải đợi cả năm trời rượu mới đậm vị.
Uống rượu cần phải uống tập thể, tạo sự kết nối, thể hiện sự đoàn kết, bình đẳng trong gia đình, cộng đồng. Rượu cần có hương vị nồng nàn khác biệt. Tất cả hương vị của núi rừng khéo léo quyện vào từng bánh men, để đến khi thưởng thức, thêm chút nước lọc vào trong ché, bao nhiêu hương vị ấy bỗng hiển hiện nơi cần rượu. Hút một ngụm rượu ngậm trong cổ họng, ta có cảm giác như ngậm cả hương rừng ngây ngất, lâng lâng.

Rượu giả và những tác hại khôn lường với sức khỏeRượu vốn là một nét văn hóa không thể thiếu của người Việt. Đặc biệt tr...
20/01/2021

Rượu giả và những tác hại khôn lường với sức khỏe

Rượu vốn là một nét văn hóa không thể thiếu của người Việt. Đặc biệt trong những dịp lễ tết quan trọng, rượu là một phần tạo nên tinh thần, bầu không khí của buổi tiệc. Ông bà có câu “ Vô tửu bất thành văn” ý nói rượu là phần mở đầu chuyện, không rượu thì sẽ khó mở lời. Tuy nhiên trong xã hội hiện nay rượu sạch, rượu truyền thống đang dần bị chèn ép bởi rượu giả, rượu công nghiệp.

Rượu giả chứa lượng lớn cồn ethanol công nghiệp, vô vị, độc hại. Bên cạnh độ cồn cực mạnh và thiếu mọi hương vị, rượu giả còn nguy hiểm đến sức khỏe. Có khi người ta sẽ thêm nước bẩn vào phút cuối để giảm nồng độ cồn. Rồi có lúc đường ống bị rò rỉ sẽ làm tràn chất độc vào rượu.

Một số bệnh dễ mắc phải khi uống phải rượu giả

BỆNH VIÊM LOÉT DẠ DÀY- TÁ TRÀNG
Khi sử dụng rượu giả sẽ là nguồn căn ức chế sự phát triển của lớp nhầy ngăn cách axit và thành dạ dày. Rượu giả còn tác động lên thần kinh làm tăng axit tiết ra, chênh lệch giữa 2 môi trường dẫn đến viêm loét dạ dày. Các triệu chứng thường gặp của bênh là ợ nóng, đầy bụng, nặng hơn là các cơn đau kéo dài, xuất huyết dạ dày.

BỆNH GÚT
Rượu là đồ uống cần tránh cho những ai đang bị và không muốn bị bệnh gút. Vì rượu là tác nhân làm cho các hoạt động của gan thận bị suy yếu, dẫn đến tình trạng mất cân bằng chuyển hóa axit uric. Uống nhiều rượu, nhiều methanol trong rượu giả góp phần làm tăng axit uric trong máu, kèm theo đó là các biến chứng về thận như sỏi thận.

BỆNH SẢNG RUN
Người uống phải rượu giả bị nhiễm độc hệ thần kinh, rối loạn chuyển hóa do rượu. Triệu chứng nguy hiểm hay bắt gặp ở những người bị sảng run là mê sảng, Tay, chân, môi, lưỡi đều run bần bật. Nói lắp bắp, không có khả năng cầm nắm vật thể, không thể tự di chuyển. Xấu hơn là bị động kinh.

BỆNH TIM MẠCH
Uống rượu bia gây tăng nhịp tim tạm thời, nhưng nếu sử dụng liên tục kéo dài gây nên tăng nhịp tim liên tục, huyết áp bị thay đổi. Đây là những tiền đề cho biến chứng đột quỵ. Các bệnh tim mạch khác rượu có thể gây nên: Nhồi máu cơ tim, đột quỵ não, đột quỵ xuất huyết…

Rượu giả, không đảm bảo chất lượng gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe và nếu tiếp nhận chuyển hóa một lượng cồn trong thời gian dài sẽ dẫn đến kiệt quệ về thể chất lẫn tinh thần, dẫn đến tử vong.
Theo nghiên cứu, Việt Nam đứng trong top 10 quốc gia tiêu thụ bia rượu nhiều nhất thế giới. Chính vì nhu cầu tiêu thụ lớn và có xu hướng ngày càng gia tăng nên sự xuất hiện của những loại rượu giả, rượu kém chất lượng trên thị trường ngày càng dày đặc và khó phân biệt. Hãy lựa chọn những cơ sở uy tín và là người tiêu dùng thông minh để vừa đảm bảo sức khỏe, vừa gìn giữ nét đẹp văn hóa của dân tộc.

TÌM HIỂU VỀ TIÊN TỬU ĐỖ KHANG P2Đỗ Khang - một vị đại thần của Hoàng ĐếSau khi Hoàng Đế kiến lập liên minh bộ lạc, trải ...
19/01/2021

TÌM HIỂU VỀ TIÊN TỬU ĐỖ KHANG P2

Đỗ Khang - một vị đại thần của Hoàng Đế

Sau khi Hoàng Đế kiến lập liên minh bộ lạc, trải qua việc Thần Nông nếm trăm loại cỏ, phân biệt ngũ cốc, bắt đầu cày ruộng trồng lương thực. Hoàng Đế sai Đỗ Khang quản lí việc sản xuất lương thực, Đỗ Khang rất có trách nhiệm. Do bởi đất đai phì nhiêu, mưa thuận gió hoà, mấy năm liền được mùa, lương thực ngày càng nhiều. Lúc bấy giờ do chưa có kho chứa, lại không có phương pháp bảo quản khoa học, Đỗ Khang đã đem lương thực thu hoạch được chất vào sơn động. Qua một thời gian dài, bởi sơn động ẩm thấp, lương thực đã sinh mốc. Hoàng Đế biết chuyện vô cùng tức giận, hạ lệnh bãi chức Đỗ Khang, chỉ để ông lo việc bảo quản lương thực, đồng thời bảo rằng, sau này nếu lương thực còn sinh mốc nữa sẽ xử tử Đỗ Khang.

Đỗ Khang từ một vị đại thần phụ trách sản xuất lương thực, trong phút chốc bị giáng xuống phụ trách bảo quản lương thực, trong lòng vô cùng buồn. Nhưng Đỗ Khang lại nghĩ đến Luy Tổ, Phong Hậu, Thương Hiệt đều có phát minh sáng tạo, lập đại công, duy chỉ riêng bản thân mình không có công lao gì, lại còn phạm tội. Nghĩ đến đó, cơn giận của ông tiêu tan, ông âm thầm hạ quyết tâm: không thể không làm tốt việc bảo quản lương thực. Một ngày nọ, Đỗ Khang vào rừng sâu phát hiện một hố đất rộng, chung quanh có mấy cây đã chết khô, chỉ trơ lại thân cây to lớn, thân cây đã rỗng. Đỗ Khang lanh trí, nghĩ rằng, nếu đem lương thực bỏ vào bộng cây, có lẽ sẽ không sinh mốc. Vì thế, phàm những cây chết khô ông đều khoét rỗng. Mấy ngày sau, đem lương thực bỏ vào trong đó.


Nào ngờ, sau hai năm, lương thực trong những bộng cây, trải qua nắng gió, mưa dầm, từ từ đã lên men. Một ngày nọ, khi Đỗ Khang lên núi kiểm tra lương thực, đột nhiên phát hiện chung quanh một cây khô có chứa lương thực có mấy con dê, heo rừng và thỏ đang nằm. Lúc đầu ông tưởng rằng những con thú này đã chết, bước đến xem, phát hiện chúng hãy còn sống, dường như là đang ngủ. Trong nhất thời Đỗ Khang không rõ nguyên nhân, còn đang suy nghĩ, một con heo rừng tỉnh lại, trông thấy người nó vội chạy vô rừng sâu. Tiếp đó, dê, thỏ cũng tỉnh dậy chạy mất. Khi lên núi Đỗ Khang không mang cung tên, nên không đuổi theo. Đang chuẩn bị trở về, Đỗ Khang lại phát hiện hai con dê đang cúi đầu liếm thứ gì đó trong bộng cây chứa lương thực. Đỗ Khang vội núp sau một gốc cây to để quan sát, chỉ thấy hai con dê liếm một lát liền lắc lư, đi không được phải nằm trên mặt đất. Đỗ Khanh nhanh chóng chạy đến cột hai con dê lại, sau đó mới tỉ mỉ xem dê vừa liếm thứ gì. Đã không xem thì thôi, vừa mới xem Đỗ Khang đã giật mình. Hoá ra bộng cây chứa lương thực đã bị tét ra mấy đường, nước bên trong không ngừng rỉ ra bên ngoài. Dê, heo rừng và thỏ đều liếm thứ nước này mới bị té ngã. Đỗ Khang ngửi qua, chất nước rỉ ra đặc biệt thơm, không ngăn được ông cũng nếm. Mùi vị tuy hơi cay nhưng ngọt đậm, càng nếm càng muốn nêm thêm, cuối cùng uống liền mấy ngụm. Lúc uống chẳng sao, phút chốc ông cảm thấy trời đất quay cuồng, vừa mới bước mấy bước, thân không làm chủ đã ngã ra đất ngủ say. Không biết qua một thời gian bao lâu, khi tỉnh dậy, hai con dê bị trói một con đã chạy mất, con còn lại đang giãy giụa. Đỗ Khang đứng dậy cảm thấy tinh thần phấn chấn, toàn thân đầy sức mạnh, trong lúc không cẩn thận đã giẫm chết con dê, thuận tay ông lấy chiếc bình đeo bên người hứng được nửa bình chất nước có mùi vị thơm nồng rỉ ra từ bộng cây.

Sau khi về, Đỗ Khang kể những gì đã thấy cho những người bảo quản lương thực, lại đem chất nước thơm cho mọi người nếm thử, mọi người đều cảm thấy rất kì lạ. Có người kiến nghị đem chuyện này báo cáo với Hoàng Đế, có người lại không đồng ý, lí do là Đỗ Khang trước đây đã để lương thực sinh mốc, bị giáng chức, nay lại đem lương thực bỏ vào bộng cây khiến lương thực biến thành nước. Nếu Hoàng Đế biết được, nếu không lấy đầu Đỗ Khang thì cũng đánh chết ông ta. Đỗ Khang nghe qua chậm rãi nói với mọi người rằng: "Việc đến nước này, bất luận tốt xấu đều không thể giấu Hoàng Đế". Nói xong, Đỗ Khang cầm bình đi tìm Hoàng Đế.

do khang 2

Hoàng Đế nghe xong báo cáo của Đỗ Khang, lại nếm qua chất nước thơm nồng mà Đỗ Khang mang đến, lập tức cùng các đại thần thương nghị. Các đại thần nhất trí cho rằng đó là một loại nguyên khí trong lương thực, hoàn toàn không phải là nước độc. Hoàng Đế không trách Đỗ Khang, sai Đỗ Khang tiếp tục quan sát, nghiên cứu tỉ mỉ việc đó. Hoàng Đế lại sai Thương Hiệt đặt cho chất nước thơm nồng này một cái tên. Thương Hiệt nói rằng: "Nước này mùi vị thơm ngọt, uống vào tinh thần phấn chấn". Nói xong liền tạo ra chữ 酒 (tửu). Hoàng Đế và các đại thần cho rằng tên gọi này rất hay.

Từ đó về sau, nghề ủ rượu thời viễn cổ ở Trung Quốc bắt đầu xuất hiện. Để kỷ niệm Đỗ Khang, người đời sau đã tôn Đỗ Khang là thuỷ tổ nghề ủ rượu.

Lưu Linh say rượu Đỗ Khang

Bên hữu ngạn sông Đỗ Khang có một đầm nước, nước trong xanh như ngọc, nổi tiếng với cái tên ao Lưu Linh. Lưu Linh là một trong Trúc lâm thất hiền, sáng ngang hàng với Nguyễn Tịch, Kê Khang-là những danh sĩ thời Tây Tấn. Ông nổi tiếng là ham uống rượu, từng làm bài thơ nổi tiếng Tửu đức tụng, ca ngợi những phẩm đức cao đẹp của rượu.

do khang 4

Tương truyền, Đỗ Khang do nổi tiếng với nghề nấu rượu, được Ngọc Hoàng triệu lên thiên cung nấu rượu ngự, thành tửu tiên. Một hôm, Vương Mẫu xuống trần hạ chiếu, nói rằng Lưu Linh vốn là đồng tử hầu rượu trong Diêu Trì của Vương Mẫu, say mê Đỗ Khang hạ trần để điểm hóa ông ta. Đỗ Khang mở quán rượu ở Long Môn sơn gần Lạc Dương, vừa bán rượu, vừa đợi Lưu Linh tới.

Hôm đó, Lưu Linh cưỡi xe đi chơi, đi qua quán của Đỗ Khang, ngửi thấy mùi thơm từ trong quán bốc lên, không thể đừng được, bèn xuống xe, vào quán rượu. Lưu Linh tự cho mình có tửu lượng cao, không ngờ mới uống được ba cốc lớn đã say nghiêng say ngả, say liền một mạch ba năm mới tỉnh. Khi Lưu Linh say, ngã ra, đụng vào một vò rượu ngon, rượu chảy ra và chảy xuống ao nước trong xanh, thế là nước trong ao cũng thơm mùi rượu, đó chính là Ao Lưu Linh. Cho đến tận ngày nay, người Trung Quốc vẫn còn người say rượu Lưu Linh!

RƯỢU NGÔ MEN LÁ NA HANG - TUYÊN QUANGVăn hóa truyền thống của các dân tộc Việt Nam được thể hiện khá đậm nét qua các món...
18/01/2021

RƯỢU NGÔ MEN LÁ NA HANG - TUYÊN QUANG

Văn hóa truyền thống của các dân tộc Việt Nam được thể hiện khá đậm nét qua các món ăn truyền thống, nhưng ở mỗi dân tộc lại có cách thức chế biến các món ăn, đồ uống cho riêng mình. Người Tày ở huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang có vốn văn hóa ẩm thực truyền thống khá phong phú với nhiều món ăn, thức uống đặc trưng của miền rừng núi đã để lại dấu ấn sâu đậm cho những người dù chỉ một lần được thưởng thức, đặc biệt là rượu ngô, thứ rượu nổi tiếng thơm ngon của miền đất này.

Để có được những giọt rượu hương vị thơm ngon đặc biệt, đòi hỏi phải trải qua nhiều công đoạn chế biến cũng như thời gian với sự tỉ mỉ và kiên nhẫn. Rượu ngô Na Hang được nấu từ ngô ủ bằng men lá. Men được làm từ các loại lá, rễ cây rừng. Các loại lá, rễ rửa sạch, phơi khô cho vào hũ ngâm nước lã cho thật ngấu rồi lấy nước hòa với bột gạo và giềng giã nhỏ nặn thành viên men nhỏ để trên trấu sạch.

Để tạo ra được thứ đồ uống ngon như vậy là cả một nghệ thuật, đòi hỏi sự tuân thủ các nguyên tắc nhất định. Trước hết, phải phơi ngô nếp nương thật khô, thật kỹ. Sau đó cho vào nồi nấu với lượng nước vừa phải, bao giờ thấy ngô nở b**g nứt thành ba cạnh thì lấy ra rải mỏng trên cót cho bay bớt hơi nước. Trong lúc đợi ngô nguội thì mang men ra giã nhỏ thành bột. Khi thấy ngô còn hơi ấm thì rắc men, đảo đều. Cứ 10kg ngô thì rắc 300gr bột men, sau đó đánh đều để ủ, nếu trời lạnh phải che đậy để giữ nhiệt độ ổn định. Nếu rắc men khi ngô vẫn còn nóng thì khi nấu rượu sẽ bị chua.

Để khoảng hai ngày hai đêm, thấy mùi thơm thì cho vào các chum vại ủ, sau khoảng 15-20 ngày thì có thể mang ra nấu cất lấy rượu. Người Tày ở Na Hang nấu rượu theo kiểu nấu cách thủy, chõ dùng để nấu rượu được làm băng loại gỗ rừng, chất gỗ mềm và dẻo như cây muồng, cây cơi, loại gỗ này thường nấu được nhiều rượu và ngon, không có mùi gỗ nên rượu để được lâu.

Khi đun phải chọn củi tốt để lửa cháy đều, tạo cho lượng hơi nước thoát lên đều. Trong quá trình nấu phải thường xuyên kiểm tra độ rượu, khoảng 400 là rượu ngon, xuống tới 270 thì không lấy nữa. Thường nấu 10kg ngô sẽ cho 5-6 lít rượu, nếu tốt có thể đạt tới 8 lít.

Trong quá trình nấu rượu, người Tày thường kiêng không cho người đi đỡ đẻ hay người đi dự đám ma nhìn và sờ vào rượu. Phụ nữ sau khi sinh con 40 ngày mới được tiếp xúc với rượu. Khi nấu rượu họ thường cho sẵn một con dao cũ vào bếp lửa nếu có người mà kỵ vô tình đến xem hoặc hỏi chuyện thì rút dao ra cắm vào cạnh bếp, đây là cách làm mẹo để rượu không bị hỏng. Để có được thứ rượu thơm, ngon nổi tiếng, người Tày ở huyện Na Hang phải tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu cơ bản trên.

Uống rượu ngô Na Hang ta có thể cảm nhận được hết sự vất vả, sự nhọc nhằn và cả tấm chân tình của con người nơi đây đã gửi gắm trong từng giọt rượu. Sở dĩ rượu ngô Na Hang không chỉ nổi tiếng mà người dân luôn tâm huyết với nghề bởi nó như một thứ di sản văn hóa, nay đã trở thành sản phẩm du lịch không thể thiếu, phần nào làm nên niềm tự hào của người dân Na Hang nói riêng và người dân Tuyên Quang nói chung.

TÌM HIỂU TIÊN TỬU ĐỖ KHANG - P1Đỗ Khang còn được gọi là Thiếu Khang, sống vào cuối thời Tây Chu. Tương truyền ông là ngư...
18/01/2021

TÌM HIỂU TIÊN TỬU ĐỖ KHANG - P1

Đỗ Khang còn được gọi là Thiếu Khang, sống vào cuối thời Tây Chu. Tương truyền ông là người phát minh ra cách nấu rượu ở Trung Quốc. Ông được những người nấu rượu, bán rượu thờ là ông tổ của nghề rượu, được nhân dân Trung Quốc tôn xưng là Tửu thần, Tửu thánh. Ông là một trong mười vị thánh trong lịch sử Trung hoa. Trong các sách cổ như Thuyết văn giải tự của Hứa Thận đời Hán, Bát vật chí của Trương Hoa đời Tấn, Sự vật ký nguyên của Cao Thành đời Tống... đều ghi chép Đỗ Khang là người phát minh ra cách nấu rượu, song không có sách nào ghi rõ lai lịch của ông.

Truyền thuyết về thân thế của Đỗ Khang

Về thân thế của Đỗ Khang có những truyền thuyết khác nhau. Tương truyền, Đỗ Khang là cháu nội của quan Thượng đại phu Đỗ Bá thời Chu Tuyên Vương. Một lần Chu Tuyên Vương đi thị sát ở Thái Nguyên, khi quay về ông đã tin vào những lời tán huyền hoặc cho rằng một cung nhân đã 50 tuổi lại sinh được một cô con gái và cho rằng chính đứa bé này là con yêu nữ sau này sẽ làm loạn nhà Chu. Thế là Tuyên Vương ra lệnh cho Đỗ Bá đi giết chết đứa bé. Đỗ Bá không nhẫn tâm giết chết đứa bé vô tội, bèn lén đưa đứa bé ra khỏi cung, trở về báo là đã làm song việc. Về sau, sự việc bị lộ, nhà vua nổi giận sai Chiêu Hổ đến giết chết cả nhà Đỗ Bá. Chiêu Hổ vốn rất thân với Đỗ Bá, nhưng cũng không dám chống lệnh, vì vậy cố tình thả con trai thứ của Đỗ Bá là Đỗ Thấp Thúc và cháu nội của Đỗ Bá là Đỗ Khang.

do khang 1

Lúc đó Đỗ Khang mới 7 tuổi, cùng chú mình chạy về hướng đông. Hai chú cháu đến núi Phượng Hoàng, huyện Nhữ Dương, tỉnh Hà Nam ngày nay, sống trong một hang núi. Rồi sau đó câu chuyện cũ nhạt nhòa dần, hai chú cháu xuống núi tìm công việc kiếm sống. Chú thì đi làm công, cháu thì chăn dê trên núi Phượng Hoàng. Đỗ Khang thường nghỉ dưới một cây dâu cổ thụ, ông nhớ đến cha mẹ và người thân bị sát hại, nhớ đến cảnh sống yên vui của gia đình trước đây, nên thường buồn tủi không buồn ăn uống. Thấy Đỗ Khang ngày càng gầy yếu, Đỗ Thấp Thúc cho rằng cháu mình có bệnh, nghe nói phấn khúc có thể chữa được bệnh, bèn đi kiếm phấn khúc mang về cho Đỗ Khang ăn. Vốn Đỗ Khang lười ăn mà loại phấn dùng tiểu mạch để lên men chế thành này lại càng không hợp khẩu vị của ông. Ông mang lên núi vứt vào gốc cây dâu. Về sau Đỗ Khang bị ốm thật, ốm liền 3 tháng. Nghĩ mình sắp chết, ông bèn một mình đi lên núi, nằm dưới cây dâu yêu thích của mình, nhắm mắt chờ chết. Đột nhiên ông ngửi thấy mùi thơm rất lạ bốc lên từ hốc cây dâu. Lại gần Ông thấy có một thứ nước thơm phức chảy ra từ hốc cây. Ông nếm thử thấy thứ nước ấy không những thơm mà còn rất ngon, thế là ông uống rất nhiều thứ nước đó, và rồi thấy hoa mắt, chóng mặt, bèn nằm ngủ ngay dưới gốc cây. Sau đó ông tỉnh dậy, thấy rất dễ chịu bệnh tật tan biến hết. Cúi đầu xuống xem, ông thấy trên mặt đất hiện lên 2 hàng chữ:

"Hoạn hải vô vọng hề, mạc cường cứu.

Tạo phúc dân gian hề, lạc thiên gia."

Tạm dịch là: "Gặp phảp khó khăn hoạn nạn không có ai cứu được, làm việc phúc cho người, tạo niềm vui cho mọi nhà". Đỗ Khang hiểu ra rằng, loại lương khô làm bằng cao lương trộn với phấn Khúc (mốc của tiểu mạch) sẽ ủ thành một loại chất lỏng, đó chính là thứ trời ban cho ông để đem niềm vui đến cho mọi nhà. Ông đặt tên cho thứ nước trời ban cho đó là "Tửu" (rượu). Khi trở về thôn, ông chế ra thứ nước thơm nức mũi đó, đem cho mọi người nếm thử. Tiếng lành đồn xa, người ta nô nức kéo nhau đến nếm thứ nước do Đỗ Khang làm. Trải qua nhiều năm tích lũy kinh nghiệm, phương pháp nấu rượu của Đỗ Khang càng hoàn thiện, tiếng tăm truyền khắp cả nước.

NẾT UỐNG RƯỢU ĐẸP CỦA NGƯỜI XƯA - PHẦN 1Lịch sử có chép một vài vị như vậy. Lưu Linh uống rượu trăm chén không biết say,...
16/01/2021

NẾT UỐNG RƯỢU ĐẸP CỦA NGƯỜI XƯA - PHẦN 1
Lịch sử có chép một vài vị như vậy. Lưu Linh uống rượu trăm chén không biết say, những kẻ uống rượu sau này đều chỉ tự nhận là “đệ tử Lưu Linh”. Tào Thực, con trai Tào Tháo, cũng uống rất dữ, làm thơ: “Quy lai yến Bình Lạc – Mỹ tửu đẩu thập thiên” (Trở về mở yến ở quán Bình Lạc – Rượu ngon uống mười ngàn đấu). Nguyễn Công Trứ uống rượu rồi ngông nghênh ca rằng: “Còn trời, còn nước, còn non. Còn cô bán rượu anh còn say sưa”. Đến thời hiện đại, Trần Huyền Trân một lần ghé tai khắc khoải tâm sự với Tản Đà:

Cụ hâm rượu nữa đi thôi
Be này chừng sắp cạn rồi còn đâu
Rồi lên ta uống với nhau
Rót đau lòng ấy vào đau lòng này…

Nhưng cái nết uống rượu của cổ nhân hoàn toàn khác hẳn với “văn hóa nhậu” bê bối của ngày nay. Khác như thế nào?
Trước hết, thuở ban sơ, rượu gắn với các hoạt động tâm linh, là thứ dùng để tế lễ Trời Đất, “vô tửu bất thành lễ” (không có rượu không thành nghi lễ). Chu Văn Vương nói: “Tế tự thì dùng rượu. Trời kia xuống mệnh cho dân ta biết nấu rượu chỉ là dùng vào việc tế tự lớn”. Tế rượu là một nghi thức trọng đại, chẳng thế mà người xưa đặt ra hẳn một chức quan chuyên trách làm việc ấy, gọi là “quan Tế tửu”. Đó phải là người có uy tín, phẩm giá, được nể trọng lắm!
- Người Thưởng Rượu -

NẾT UỐNG RƯỢU ĐẸP CỦA NGƯỜI XƯA P2Rượu trong tâm thức cổ nhân cũng là thứ vũ khí để tiêu sầu, giải phiền muộn, gọi là “p...
16/01/2021

NẾT UỐNG RƯỢU ĐẸP CỦA NGƯỜI XƯA P2

Rượu trong tâm thức cổ nhân cũng là thứ vũ khí để tiêu sầu, giải phiền muộn, gọi là “phá thành sầu”. Có câu: “Dục phá thành sầu duy hữu tửu” (Muốn phá thành sầu chỉ có rượu mà thôi). Lý Bạch một đời ôm chén rượu, ngắm trăng, thưởng hoa, làm thơ, từng viết: “Nhân sinh đắc ý tu tận hoan. Mạc sử kim tôn không đối nguyệt” (Đời người đắc ý cứ vui tràn. Chớ để chén rượu vàng cạn dưới trăng). Ấy thế mà đôi khi rượu cũng vô tác dụng, chẳng phá nổi sầu mà lại chuốc thêm phiền đau. Cũng chính Lý Bạch viết: “Trừu đao đoạn thủy, thủy cánh lưu. Cử bôi tiêu sầu, sầu cánh sầu” (Rút dao chặt nước nước càng chảy. Nâng chén tiêu sầu sầu càng sầu).

Rượu cũng là một thứ “tín vật” gắn bó người với người, là chất keo gắn kết những người bằng hữu. Người xưa nói: “Chén tạc chén thù”. Chủ nâng chén chúc khách gọi là “tạc”, khách đáp lễ chúc lại gọi là “thù”. Có chén rượu uống cạn bên người tri âm được coi là một hạnh phúc lớn trong đời. Bởi thế mà có câu: “Tửu phùng tri kỷ thiên bôi thiểu. Thoại bất đầu cơ bán cú đa” (Rượu gặp bạn hiền ngàn chén ít. Lời không hợp ý nửa câu nhiều).
Ở một khía cạnh khác, rượu cũng là chất xúc tác cho cảm hứng sáng tác thi ca. Tô Đông Pha trong một đêm Trung thu hơn nghìn năm trước, tay nâng chén rượu mà ca rằng:

Minh nguyệt kỷ thời hữu
Bả tửu vấn thanh thiên
Bất tri thiên thượng cung khuyết
Kim tịch thị hà niên

Tạm dịch:

Vầng trăng sáng có tự khi nào
Nâng chén rượu lên hỏi trời cao
Chẳng biết cung điện trên chốn ấy
Đêm nay đã là đêm năm nao

Xa hơn nữa, Lý Bạch để lại mấy câu thơ về rượu đầy cảm khái thế này:

Hoa gian nhất hồ tửu
Độc chước vô tương thân
Cử bôi yêu minh nguyệt
Đối ảnh thành tam nhân

Tạm dịch:

Có rượu không có bạn
Một mình chuốc dưới hoa
Nâng chén mời trăng sáng
Mình với bóng là ba

Người xưa uống rượu một cách tài tử như vậy, uống say rồi lại làm thơ, để lại cho đời biết bao câu chuyện đẹp. Người xưa cũng uống nhiều, uống dữ nhưng luôn có thể tự ước thúc được hành động của chính mình, rất hiếm tìm thấy một “bợm nhậu” phá phách, đảo lộn luân thường đạo lý. Bởi thế mới nói, cái đạo uống rượu của cổ nhân thực là uy nghiêm, trang trọng, thực là quyến rũ.
Và tất nhiên, nó khác hoàn toàn với “văn hóa nhậu” xô bồ, dung tục bây giờ…

- Người Thưởng Rượu -

Address

LK06A, Khu Liền Kề Licogi13, 164 Khuất Duy Tiến, Nhân Chính, Thanh Xuân
Hanoi

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when ruousach.vn posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Share

Nearby convenience stores