05/01/2023
1. Nguyên nhân trẻ lười ăn?
1.1. Tình trạng sức khỏe của trẻ không tốt
Tình trạng sức khỏe của trẻ không tốt là nguyên nhân khiến trẻ lười ăn hơn ngày bình thường. Khi trẻ bị ốm, trẻ thường cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn, đắng miệng và lười không muốn ăn thậm chí nôn trớ trong và sau khi ăn.
1.2. Thực đơn không hợp khẩu vị của bé
Khi không hợp khẩu vị, trẻ sẽ lười ăn và khi bố mẹ lại bắt hay thúc ép con ăn, vô tình việc đó sẽ khiến trẻ bị áp lực trong mỗi bữa ăn dẫn đến tâm lý lười ăn, sợ hãi việc ăn uống.
1.3. Trẻ ăn vặt quá nhiều trước bữa ăn
Vào các bữa phụ nếu trẻ ăn quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng no căng bụng trong bữa chính và trẻ sẽ có xu hướng chán ăn và bỏ bữa.
1.4. Trẻ bị thiếu hụt vitamin và khoáng chất
Hiện nay, trẻ em là đối tượng dễ gặp tình trạng thiếu hụt các loại khoáng chất như: Kẽm, selen sẽ khiến bé cảm thấy không ngon miệng và lười ăn chậm lớn.
1.5. Trẻ quá hiếu động
Trẻ quá ham chơi dẫn đến bỏ ăn là nguyên nhân thường thấy nhất ở những đứa trẻ lười ăn. Sự mất tập trung trong ăn uống bởi những tác động xung quanh dần sẽ thành thói quen gây ra tình trạng lười ăn chậm lớn ở trẻ.
2. Hậu quả của việc ép con ăn
2.1. Thừa cân
Theo các nghiên cứu đã cho thấy tỷ lệ trẻ em bị ép ăn quá nhiều sẽ có nguy cơ mắc bệnh béo phì là 31,4%, tỷ lệ mắc bệnh gan nhiễm mỡ tăng 7,8% so với các trẻ em khác.
2.2. Ảnh hưởng tâm lý
Ép con ăn sẽ ảnh hưởng đến vô thức của trẻ, khiến tâm lý của trẻ có khuynh hướng nóng tính, cộc tính, hung dữ, hay quậy phá dẫn đến việc dễ bị các tai nạn trong sinh hoạt hằng ngày.
2.3. Tạo thói quen xấu trong ăn uống
3. Cần làm gì khi trẻ lười ăn?
3.1. Không nên kéo quá dài thời gian
Bố mẹ nên dự tính một khoảng thời gian nhất định và yêu cầu trẻ chỉ ăn trong thời gian này. Thực tế nhiều bé ăn từ sáng đến trưa mới xong, ăn trưa kéo dài đến chiều. Cả ngày cứ thế toàn là ăn, mà có nhiều nhặn gì đâu. Bố mẹ mệt mỏi, bé thì cũng chán ăn không kém.
3.2. Không nên ép trẻ ăn
Không ép con ăn khi trẻ không muốn ăn. Nếu trẻ ăn quá ít, bố mẹ có thể chia nhỏ bữa ăn trong ngày thành 3-4 bữa. Mỗi lần chỉ cần cho con ăn một chén nhỏ cơm, hoặc cháo, bột là được, không nên ăn quá nhiều. Có thể cho trẻ ăn thêm sữa chua, váng sữa vào những bữa phụ sau đó.
3.3. Thay đổi món ăn, cách chế biến
Bố mẹ có thể thiết kế thay đổi cách chế biến, không nên ép con ăn mãi một món ăn gây cảm giác nhàm chán. Mẹ có thể cho trẻ ăn dặm dần, ăn cơm nát, mì cắt nhỏ... đánh giá xem trẻ có ăn ngon miệng hơn không. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể cho trẻ ăn cháo, bột, chuối xay, củ xay... tốt nhất nên để trẻ tự xúc ăn, hoặc hướng dẫn trẻ tự xúc ăn.
3.4. Đa dạng hóa thực đơn
Tùy theo thể trạng và điều kiện, mỗi trẻ sẽ có một nhu cầu, sở thích và khẩu vị khác nhau. Một món ăn được trang trí đẹp mắt dễ hấp dẫn trẻ ăn nhiều hơn. Do đó, mẹ hãy chịu khó bỏ chút thời gian để thiết kế các món ăn đẹp mắt để kích thích sự thèm ăn ở trẻ.
3.5. Tạo thói quen tốt cho trẻ
Gia đình cần tạo cho bé thời gian để tăng cường các hoạt động thể chất. Cho bé vui chơi hay tham gia tập thể dục sẽ là cách để bé khỏe mạnh hơn, hạn chế thời gian xem tivi hay ngồi ì một chỗ.
DƯỚI ĐÂY LÀ NHỮNG SẢN PHẨM KÍCH THÍCH BÉ ĂN NGON HƠN ĂN NHIỀU HƠN. CÁC MẸ THAM KHẢO NHÉ !